Nấm âm đạo là tình trạng viêm âm đạo, thường xảy ra ở nữ giới. Người nhiễm nấm candida thường có cảm giác đau rát, ngứa ngáy vùng âm đạo. Để điều trị nấm candida cần sử dụng thuốc đúng và đủ để không tái phát hay gặp bất kỳ biến chứng nào.
Vì sao nấm âm đạo tái phát nhiều lần ở phụ nữ?
Việc nấm âm đạo tái phát nhiều lần còn do các nguyên nhân chủ quan khác gây ra như:
Không điều trị cùng chồng
Đừng nghĩ rằng bạn bị nấm thì chỉ mình bạn điều trị khỏi là được. Nếu muốn điều trị nấm Candida tái phát dứt điểm thì phải cả chồng, bạn tình của bạn cùng điều trị.
Vì đàn ông khi nhiễm nấm đa phần đều không có biểu hiện gì, nhưng khi quan hệ không an toàn, không dùng bao thì các phần tử nấm ở cơ quan sinh dục nam có cơ hội “di cư” sang làm tổ và sinh sôi bên trong âm đạo của bạn nữ, đó gọi là hiện tượng nhiễm chéo và khiến bệnh nấm âm đạo của bạn nữ tái phát dai dẳng.
Đặt thuốc, uống thuốc tây không đủ liều, không đủ thời gian
Việc đặt hoặc uống thuốc tây điều trị nấm trong lần đầu tiên nếu không đủ liều, không đủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ, sẽ không đảm bảo diệt sạch được hết các phần tử nấm khuẩn gây bệnh.
Có thể sau vài ngày điều trị, các triệu chứng đã thuyên giảm đáng kể nhưng nếu ngừng thuốc ngay, các hại khuẩn và nấm còn sót lại sẽ âm thầm sinh sôi và bùng phát lại mạnh mẽ hơn, khiến chị em phải trả giá đắt.
Lạm dụng thuốc tây gây nhờn thuốc
Sử dụng các loại thuốc Tây, nhất là các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm mà không tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian hoặc tự ý dùng lại đơn thuốc cũ khi bị lại sẽ gây kháng thuốc và nhờn thuốc. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mất cân bằng vi sinh vật ở âm đạo, là điều kiện thuận lợi cho nấm khuẩn phát triển, rất khó cho việc điều trị nấm Candida tái phát.
Do rối loạn nội tiết tố
Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới như kinh nguyệt không đều, nổi mụn, nóng trong,… cũng là nguyên nhân khiến nấm âm đạo tái phát. Bởi khi bị rối loạn nội tiết tố, cân bằng pH âm đạo sẽ bị đảo lộn khiến cho nấm khuẩn có cơ hội phát triển thành bệnh.
Chế độ ăn nhiều đường, sinh hoạt căng thẳng, sức đề kháng yếu
Chị em cần chú ý, đặc điểm của nấm là ưa phát triển trong môi trường có đường, vì thế, nếu chế độ ăn hằng ngày của chúng ta có chứa nhiều đường, thì đây chính là điều kiện để nấm tấn công mạnh mẽ nhé.
Ngoài ra, không chỉ chế độ ăn, mà chế độ sinh hoạt, công việc hằng ngày của chúng ta thường xuyên áp lực, căng thẳng stress đều làm tăng nguy cơ bị tái phát nhiễm nấm. Những căng thẳng này vừa gây ra rối loạn nội tiết tố, vừa làm ảnh hưởng tới cân bằng pH âm đạo khiến nấm hay tái phát vào 3-5 ngày trước và sau kỳ kinh nguyệt.
Hậu quả của việc tái phát viêm âm đạo nhiều lần
Mất tự tin, ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc và tình cảm gia đình
Bị nấm âm đạo khiến vùng kín vừa ngứa ngáy, vừa đau rát, lúc nào cũng khó chịu muốn gãi, làm sao có thể tự tin khi giao tiếp với người khác? Việc mất tự tin khiến cho nhiều sinh hoạt và cả công việc bị ảnh hưởng. Thậm chí, chị em còn mất tự tin khi quan hệ làm ảnh hưởng đến cuộc yêu và tình cảm gia đình.
Gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm khác
Nhiễm nấm âm đạo, đặc biệt là khi nấm âm đạo tái phát làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn, là tiền đề gây ra nhiều bệnh phụ khoa khác ở nữ giới như viêm lộ tuyến. Nặng hơn là viêm phần phụ cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng và rất dễ ảnh hưởng tới chức năng sinh nở, sức khoẻ sinh sản nữ giới.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Nếu bị nấm âm đạo hoặc nấm âm đạo tái phát khi mang thai sẽ khiến tỉ lệ sinh non, nhiễm trùng ối tăng cao, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị nhiễm nấm ở mắt, da và tay chân.

Cách phòng bệnh nấm âm đạo
Bệnh nấm âm đạo gây ngứa rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, và đời sống sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt rất dễ tái phát môi trường pH dễ thay đổi. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em cần tuân thủ một số biện pháp sau:
- Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát tình trạng sức khỏe sinh sản của bản thân.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đảm bảo vùng kín khô thoáng để hạn chế sự gia tăng của vi khuẩn gây hại.
- Khi vệ sinh vùng kín chỉ nên rửa bên ngoài, không nên thụt rửa vào sâu bên trong âm đạo để tránh làm tổn thương âm đạo, và mất đi độ cân bằng môi trường pH.
- Không mặc quần lót quá chật và không có độ thấm hút tốt vì có thể làm vùng kín bị bí bách, dễ mắc nấm âm đạo.
- Sử dụng băng vệ sinh đảm bảo chất lượng. Trong những ngày kinh nguyệt cần thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh giúp vi khuẩn xâm nhập ngược vào âm đạo.
- Luôn giữ quần cho áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời.
- Khi nhiễm nấm, cần đi khám, xét nghiệm và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
- Kiêng quan hệ tình dục khi thấy vùng kín có nhiều dấu hiệu không bình thường.
- Nếu phụ nữ có gia đình bị nhiễm nấm thì nên điều trị cả hai vợ chồng.
Khi bị nấm âm đạo, này có thể dẫn tới tình trạng bệnh không khỏi gây nhiều khó chịu, tái phát nhiều lần hoặc thậm chí có thể bị kháng thuốc. Điều trị nấm âm đạo là rất cần thiết, điều trị càng sớm càng tốt. Nấm âm đạo rất dễ lây lan và tái phát nên các chị em cần thận trọng trog việc chăm sóc, điều tiết độ pH cho vùng kín của mình ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản.