Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan mãn tính. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người gặp phải liên quan đến đường hô hấp tạo cho người bệnh cảm giác khó chịu gây đau cổ, khó nuốt. Chính vì vậy bên cạnh tìm ra phương pháp cách trị viêm amidan người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý.
Viêm amidan kiêng ăn gì?
Các loại thức ăn, nước uống người bệnh cần tránh hoặc hạn chế trong khi bị viêm amidan bao gồm.
Thức ăn ngọt
Các thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo ngọt cần tránh xa, sẽ khiến người viêm amidan hốc mủ trở nên trầm trọng hơn.
Đồ ăn cay, nóng
Tính cay và nóng trong đồ ăn chính là yếu tố khiến cho tình trạng amidan trở nên nghiêm trọng. Khi nạp các thực phẩm cay – nóng liên tục thì cổ họng và amidan sẽ bị kích ứng đầu tiên. Hơn nữa, vị trí tổn thương chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độc sẽ càng chuyển biến nặng hơn. Khu vực viêm nhiễm có thể lan rộng sang vị trí lân cận.
Thức ăn, thức uống đông lạnh
Ăn các loại thức ăn đông lạnh, đồ uống đông lạnh sẽ khiến vùng niêm mạc họng và amidan bị buốt lạnh, sưng tấy nặng nề hơn. Trong các loại thực phẩm đông lạnh còn tiềm tàng chứa những loại vi khuẩn gây hại cho niêm mạc cổ họng.
Thực phẩm chiên rán
Thói quen nấu ăn hiện nay thường lạm dụng rất nhiều dầu mỡ, đặc biệt với các đồ chiên rán. Nạp một lượng thực phẩm quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến đầy bụng và ảnh hưởng tới dạ dày. Khi dạ dày bị tác động, lượng acid dư thừa có nguy cơ trào ngược lên thực quản và gây thêm kích ứng khu vực viêm nhiễm.
Ngoài ra, khi thức ăn đi qua họng vào dạ dày thì lượng dầu, mỡ còn sót lại bám vào lớp niêm mạc họng sẽ khiến cho.
Thực phẩm chứa L-arginin
L-arginine là một axit amin giúp cơ thể sản xuất protein. Protein rất cần thiết vì mọi tế bào trong cơ thể bạn đều chứa protein. L-arginine trong các loại thịt là cần thiết khi bạn bị viêm amidan hốc mủ, nhưng L-arginine trong các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt bí ngô thì không nên ăn lúc này. Lý do vì các loại hạt cứng sẽ gây kích ứng niêm mạc, không có lợi cho người bệnh trong lúc amidan bị viêm.
Không ăn các loại trái cây có lông, vảy
Những loại trái cây có lông, vảy như đào, nhót rất dễ gây ngứa họng dẫn đến ho. Do vậy bạn không nên ăn các loại trái cây này khi có vấn đề về họng và amidan.
Các món ăn sống
Các món ăn sống như sushi, các loại gỏi, rau sống không cần kiêng cử tuyệt đối khi bạn đang bị viêm, nhưng khi sử dụng cần đảm bảo vệ sinh và rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh nhiễm các bệnh liên quan đến giun, sán ký sinh. Bên cạnh đó, các thực phẩm tươi sống như sushi cũng là nguồn cung cấp protein và acid béo dồi dào giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Đồ ăn cứng, ráp
Nhóm thực phẩm thô ráp hoặc khô cứng như hạt hướng dương, hạt điều, đậu phộng, hạnh nhân, gà xé cay, khô bò… là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh viêm amidan thì đây lại là những loại thực phẩm cần tránh xa.

Viêm amidan hốc mủ nên ăn gì? uống gì?
Thức ăn mềm
Khi vùng họng đang bị tổn thương, nó rất nhạy cảm với đồ ăn thức uống. Vì vậy, thức ăn mềm là giải pháp tốt nhất giúp cho cổ họng dễ dàng tiếp nhận. Trong khi viêm amidan đau, rát cổ, bạn nên ăn các thức ăn mềm như cháo, súp giàu dinh dưỡng, các loại bánh mềm như flan, bánh kem, bánh bông lan…
Thực phẩm giàu kẽm
Khi bị viêm amidan hốc mủ, bạn nên ăn những thực phẩm giàu kẽm như: Cải xoăn, thịt bò, súp lơ xanh, các loại đậu, thịt lợn, thịt gà, rau chân vịt… bởi kẽm giúp quá trình sản sinh tế bào miễn dịch vô cùng mạnh mẽ.
Bổ sung thêm nước và các loại nước ép
Tình trạng viêm amidan có thể gây sốt dẫn đến mất nước, mệt mỏi. Bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin và uống nhiều nước lọc sẽ giúp bù nước cho cơ thể để giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Vitamin C là chất thiết yếu để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong lúc viêm amidan, sức khỏe suy yếu, người bệnh nên bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, bưởi, kiwi, các loại rau quả như cà chua, diếp cá, bông cải xanh, cải thìa…. hoặc bổ sung bằng viên sủi vitamin C.
Các loại trà thảo mộc
Các loại trà thảo mộc có chứa chất kháng sinh tự nhiên và tinh dầu nhẹ nhàng nên có thể giúp cơ thể thư giãn, tăng cường sức đề kháng và làm dịu cổ họng. Người bệnh có thể pha mật ong với trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà…, uống khi còn ấm vào mỗi sáng hoặc tối.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng dùng lá húng chanh hoặc mật ong kết hợp với gừng theo cách sau để tăng cường sức đề kháng và làm dịu cổ họng.
- Lá húng chanh: Lá húng chanh có chứa kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng kháng khuẩn tốt. Người bệnh dùng một nắm lá húng chanh, rửa sạch đem chưng cách thủy với đường phèn trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn dùng nước chưng này để uống trong 5-7 ngày để làm giảm các triệu chứng sưng, rát do viêm amidan.
- Mật ong và gừng: Đem vài lát gừng đem chưng cách thuỷ với mật ong. Mỗi ngày uống 2-3 lần dung dịch này để giảm tình trạng viêm nhiễm và giúp giữ ẩm và ấm cho cổ họng.

Lưu ý khi bị viêm amidan
Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với một số phương pháp chăm sóc, bảo vệ để nhanh chóng hồi phục:
- Giữ ấm cổ họng khi ra đường vào mùa đông.
- Vào mùa hè, không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu và bật nhiệt độ quá thấp.
- Hạn chế uống nước đá. Có thể uống nước ấm chia nhỏ nhiều lần trong ngày để không bị khô cổ họng.
- Nếu tình trạng viêm amidan hốc mủ không đỡ hơn sau vài ngày, cần kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng. Qua khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nặng/nhẹ và tư vấn điều trị phù hợp. Can thiệp kịp thời sẽ ngăn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Khi có các triệu chứng như đau rát cổ họng, khàn giọng, ho có đờm hoặc ho khan kéo dài;; hơi thở có mùi hôi, hoặc quan sát thấy các hạt bã đậu trên amidan … người bệnh cần tới bệnh viện thăm khám và tư vấn điều trị nhằm tránh để bệnh kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.