Viêm amidan là một bệnh thường gặp trong cộng đồng và nếu không được điều trị đúng cách sẽ tiến triển thành viêm amidan mãn tính và nguy hiểm hơn nữa như viêm phổi, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết.
Viêm Amidan là bệnh gì?
Amidan được xem là tấm “áo giáp” bảo vệ hệ hô hấp: vừa giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus, nấm, gây tổn thương đến hệ hô hấp vừa sản sinh miễn dịch cho cơ thể. Tuy nhiên, vì là lớp chắn đầu tiên nên bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và virus. Và, khi có quá nhiều sự tấn công từ tác nhân gây hại, amidan bị suy yếu, dễ rơi vào tình trạng sưng và viêm.
Nguyên nhân gây viêm Amidan
Do cấu tạo của amidan có nhiều khe và hốc nên đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như:
- Người bệnh có tiền sử đã từng mắc hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà …
- Người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
- Do sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như kem, nước đá, bia lạnh.
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.
- Thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.

Triệu chứng của viêm Amidan
- Thường bắt đầu đột ngột với dấu hiệu rét run rồi sốt 38 đến 39 độ C.
- Người mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém chán ăn.
- Tiểu tiện ít và sẫm màu, đại tiện thường táo bón.
- Có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng. Nhất là thành bên họng là vị trí của amidan khẩu cái.
- Sau đó cảm giác đau họng, có thể đau nhói lên tai tăng lên khi nuốt và ho.
- Thường kèm theo viêm mũi trẻ chảy mũi, trẻ có thể thở khò khè, ngủ ngáy, nói giọng mũi.
- Nếu viêm lan xuống thanh quản, khí quản gây ho có đờm, đau, thay đổi giọng khàn.
Biến chứng của bệnh
Viêm amidan nếu không chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề hơn:
- Áp xe peritonsillar: Nhiễm trùng tạo ra một túi mủ bên cạnh amidan, đẩy nó về phía đối diện. Áp xe peritonsillar phải được dẫn lưu khẩn cấp.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân cấp tính: Thường do virus Epstein-Barr gây ra gây ra sưng to ở amidan, sốt, đau họng, phát ban và mệt mỏi.
- Viêm họng liên cầu khuẩn: Streptococcus, một loại vi khuẩn, lây nhiễm amidan và cổ họng. Sốt và đau cổ thường đi kèm với đau họng.
- Amidan mở rộng (phì đại): Amidan lớn làm giảm kích thước đường thở, làm cho ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ nhiều hơn.
- Sỏi amidan: Tình trạng xuất hiện các khối màu trắng hoặc vàng trên amidan do mắc thức ăn tại amidan khiến vi khuẩn phát triển lắng đọng chất cặn tạo thành sỏi.
- Viêm khớp cấp: Các khớp cổ tay, khớp đầu gối, các ngón tay ngón chân bị sưng, nóng, đỏ và đau, toàn thân mệt mỏi, uể oải.
- Sau viêm amidan có thể bị viêm cầu thận, viêm thận cấp: Người bệnh bị phù chân, phù mặt.
Cách điều trị viêm Amidan
Điều trị viêm Amidan tại nhà
- Nghỉ ngơi, ăn lỏng dễ tiêu, uống nước nhiều.
- Giảm đau, hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C: Paracetamol. Uống cách ít nhất 4 – 6 giờ.
- Kháng sinh: Trong trường hợp nhiễm khuẩn dùng nhóm β lactam, nếu dị ứng thì dùng nhóm macrolid.
- Nhỏ mũi bằng thuốc sát trùng nhẹ.
- Súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm.
- Nâng cao thể trạng: Yếu tố vi lượng, sinh tố, calci…
Điều trị bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian giúp làm giảm triệu chứng, nhanh hồi phục:
- Súc miệng với nước muối: Thực hiện súc miệng ở tư thế ngửa mặt lên, đầu ngửa về phía sau, khò nhẹ để nước muối tiếp xúc với cổ họng và amidan. Có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
- Súc miệng bằng nước ép hành: Nguyên liệu: một củ hành, một ly nước ấm. Hành bóc vỏ, rửa sạch và ép lấy nước. Pha nước ép hành vào ly cốc nước ấm. Khuấy đều. Súc miệng cùng hỗn hợp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
- Gừng và mật ong: Nguyên liệu: mật ong và 2 củ gừng. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, giã dập hoặc cắt thành lát rồi cho vào chén. Đổ mật ong vào để ngâm. Mỗi ngày, bạn ngậm gừng mật ong nhiều lần cho đến khi các triệu chứng viêm hết hẳn.

Cách phòng ngừa viêm Amidan
Mỗi người cần chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình bằng những biện pháp sau:
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Uống nhiều nước.
- Sử dụng thức ăn mềm nếu cảm thấy đau khi nuốt.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ.
- Súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm, thức uống khiến tình trạng tổn thương vùng họng thêm nặng như thực phẩm cay nóng, nhiều chất béo, thức uống quá lạnh,…
- Tránh các chất kích thích không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng vùng họng như thuốc lá, nước uống có gas, cà phê,…
- Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân gây ô nhiễm.
- Hạn chế nói to, nói nhiều tránh những tổn thương đến họng.
- Giữ ấm vùng họng khi thời tiết thay đổi.
- Sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học nhằm tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.
- Tăng cường việc luyện tập thể thao, duy trì sức khỏe, tăng sức đề kháng.
Bệnh viêm amidan rất dễ tái phát, dai dẵng nhất là gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết thay đổi, người thường xuyên hút thuốc, ăn uống không lành mạnh. Viêm amidan có thể để lại một số biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, người bệnh không nên coi thường. Nên khi thấy có dấu hiệu của bệnh nên đi khám và được điều trị triệt để đúng cách để phục hồi bệnh nhanh nhất.