Viêm bàng quang mạn tính có thể là một tình trạng khiến bạn khó chịu, gây cản trở các sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày và đôi khi ảnh hưởng đến cả các mối quan hệ xã hội.
Viêm bàng quang mạn tính là gì?
Viêm bàng quang mạn tính (thường do nhiễm trùng bàng quang mãn tính) là tình trạng bàng quang bị viêm nhiễm kéo dài do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra. Các đợt nhiễm trùng có thể tái phát 2 hoặc nhiều lần trong 6 tháng hay 3 lần nhiễm trùng trở lên trong vòng một năm.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm bàng quang là do vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang và niệu đạo. Sau đó, do không được điều trị dứt điểm, không loại bỏ được vi sinh vật ra khỏi nước tiểu và nhu mô thận hoặc vi sinh vật tái xâm nhập vào đường tiết niệu từ bể chứa phân ở tầng sinh môn gây ra viêm bàng quang mãn tính kéo dài.
Ngoài ra, những người bị viêm bàng quang đôi khi nhận thấy một số yếu tố nhất định có thể kích hoạt các triệu chứng.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh
Viêm bàng quang mạn tính ở phụ nữ xảy ra phổ biến hơn ở nam giới. Một số yếu tố khiến phụ nữ dễ bị viêm bàng quang tái phát, bao gồm:
- Bị sỏi thận hoặc có vấn đề về bàng quang.
- Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo khi quan hệ tình dục.
- Sử dụng phương pháp ngừa thai bằng màng ngăn và chất diệt tinh trùng.
- Thay đổi nồng độ estrogen trong thời kỳ mãn kinh.
- Các vấn đề với hình dạng hoặc chức năng đường tiết niệu.
- Căng thẳng tâm lý kéo dài.
- Mất nước.
- Nhịn tiểu quá lâu.
- Mặc quần bó sát.
- Vệ sinh vùng kín không đúng cách.
- Mang thai.
- Cấu tạo niệu đạo ở nữ ngắn và thẳng hơn nam nên dễ nhiễm trùng hơn.
- Chế độ ăn uống kém lành mạnh.

Triệu chứng viêm bàng quang mạn tính
Một số triệu chứng của viêm bàng quang mạn tính:
- Luôn cảm thấy bàng quang căng tức dù đã đi tiểu.
- Tần suất đi tiểu tăng cao bất thường.
- Niệu đạo bị đau rát mỗi khi đi tiểu.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Nước tiểu có lẫn máu hoặc có màu sẫm.
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm bàng quang mạn tính
Biện pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán viêm bàng quang mãn tính, bác sĩ sẽ tiến hành một số các xét nghiệm để loại trừ các bệnh hoặc tình trạng có thể ảnh hưởng đến bàng quang khác, bao gồm cả ung thư bàng quang và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Các xét nghiệm bao gồm:
- Cấy nước tiểu để tìm ra vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang kéo dài.
- Nội soi bàng quang.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) đường tiết niệu.
Biện pháp điều trị bệnh
Đầu tiên bệnh nhân viêm bàng quang mạn tính sẽ được khuyên thay đổi thói quen đi tiểu và uống nước, kèm chế độ ăn uống giảm bớt chất ngọt, béo, kích thích. Chườm ấm bàng quang cũng được lựa chọn.
Thuốc antimuscarinic là loại thuốc được chỉ định để làm giảm co bóp cơ chóp bàng quang. Bác sĩ sẽ bơm thuốc này vào bàng quang của người bệnh giúp tăng cường chất bảo vệ niêm mạc.
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị viêm bàng quang mạn tính bằng thuốc, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện vật lý trị liệu như một trong những hoạt động điều trị chính.

Thay đổi lối sống hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh
Những thay đổi về lối sống có thể giúp làm giảm nhẹ triệu chứng viêm bàng quang mãn tính và ngăn nhiễm trùng tái phát, bao gồm:
- Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước, để giúp loại bỏ vi khuẩn.
- Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là khi cảm thấy cần.
- Làm trống bàng quang càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục.
- Lau vùng kín từ trước ra sau sau khi đi tiểu hoặc đi tiêu.
- Hạn chế tắm bồn và ngâm mình trong bồn quá lâu.
- Nhẹ nhàng rửa vùng da xung quanh âm đạo và hậu môn hàng ngày bằng xà phòng nhẹ và nhiều nước.
- Tránh mặc quần áo bó sát.
- Không sử dụng các hình thức ngừa thai ngoài màng ngăn và chất diệt tinh trùng.
- Tránh sử dụng xịt khử mùi hoặc các sản phẩm có mùi thơm phụ nữ ở vùng sinh dục.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tăng hoạt động thể chất.
- Nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng.
Viêm bàng quang mạn tính là một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không thể điều trị hoàn toàn. Người bị viêm bàng quang mạn tính có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm về thận và tiết niệu khác nếu không quản lý tốt sức khỏe. Người bệnh cần chú ý sức khỏe, kết hợp với lối sống lành mạnh để kiểm soát, hướng tới sức khỏe lâu dài.
Leave a reply