Viêm bao hoạt dịch khớp là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến hiện nay, đặc biệt ở những đối tượng là vận động viên thể thao hay người lao động chân tay nhiều. Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này thì bệnh nhân cần phải được thăm khám và tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
Viêm bao hoạt dịch khớp là bệnh gì
Viêm bao hoạt dịch khớp là tình trạng viêm, sưng, đỏ của một túi chứa dịch lỏng ở các khớp. Bao hoạt dịch thường nằm ở vị trí xung quanh vai, hông, khuỷu tay hoặc đầu gối, bàn chân và có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp và gân, da để giúp cho các hoạt động được dễ dàng hơn.
Bệnh viêm bao hoạt dịch được xem là một trong những căn bệnh xương khớp thường gặp, nhưng lại có thể gây biến chứng khôn lường. Nhẹ thì đau nhức, thoái hóa khớp, viêm khớp, ê buốt, suy thận, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch… nặng hơn có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt, tàn tật suốt đời.
Bệnh viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những khớp xương phải hoạt động thường xuyên như viêm bao khớp gối, viêm bao khớp cổ tay… và có xu hướng tái phát sau khi đã điều trị khỏi.
Nguyên nhân nào gây viêm màng hoạt dịch
Dù ở độ tuổi hay giới tình nào thì tỉ lệ bị viêm bao hoạt dịch khớp đều tương đương nhau. Những người có khả năng bị viêm bao khớp thường là vì những nguyên nhân sau đây:
- Bị chấn thương: Phần khớp khủy tay hoặc gối thường sẽ có các bao hoạt dịch nằm ở phía bên dưới da. Chính vì vậy, khi những vị trí này gặp chấn thương thì sẽ khiến cho bao hoạt dịch bị ảnh hưởng và dẫn đến viêm nhiễm.
- Tính chất nghề nghiệp: Những người làm các công việc phải hoạt động nhiều, đứng lâu hoặc đi trên giày cao gót lâu dài đều sẽ có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Phần khớp phải hoạt động liên tục, áp lực nhiều cũng sẽ khiến cho bao hoạt dịch bị tác động xấu gây nên chứng bệnh.
- Độ tuổi: Người có tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ càng lớn. Bởi lẽ, những người lớn tuổi thường thì xương khớp sẽ bị lão hóa, chúng không còn được chắc khỏe như trước nên rất dễ bị tổn thương.
- Các loại bệnh lý khác: Bệnh nhân đã hoặc đang bị một số loại bệnh lý ví dụ như gout, bị thấp khớp, bị tiểu đường,… đây cũng có thể là những nguyên nhân làm xuất hiện chứng bệnh viêm bao hoạt dịch ở khớp.

Triệu chứng
Biểu hiện của bệnh viêm túi hoạt dịch thường xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn, đôi khi có khả năng đổi sang vị trí khác. Những triệu chứng thường gặp ở người bệnh gồm:
Không giống như nhiều căn bệnh khác, triệu chứng của viêm bao hoạt dịch khớp rất dễ nhận biết, bao gồm:
- Khớp sưng và tấy đỏ.
- Người bệnh cảm thấy đau nhức hoặc cứng khớp, cơn đau sẽ chuyển biến nặng hơn khi người bệnh di chuyển hoặc ấn vào.
- Có thể xuất tiết dịch nhiều gây ứ dịch trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp.
- Nếu bị viêm bao hoạt dịch khớp gối thì người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi di chuyển, viêm bao khớp cổ tay thì khó khăn khi cầm nắm.
Viêm bao hoạt dịch khớp có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh viêm bao khớp không thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không có phương án điều trị đúng thì bệnh sẽ diễn tiến nặng và xuất hiện các biểu hiện như:
- Cơn đau kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bị sưng quá nhiều, bầm tím, tấy đỏ hoặc phát ban khu vực bị viêm.
- Đau nhói bất thình lình, đặc biệt là khi đang tập thể dục.
- Cứng khớp do bất động kéo dài …
Phương pháp chẩn đoán
Những phương pháp chẩn đoán bệnh viêm bao hoạt dịch bao gồm:
- Thăm khám lâm sàng: Dựa theo những triệu chứng như nóng, sưng và đỏ ở khớp.
- Phân tích dịch khớp: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một lượng dịch trơn quanh khớp viêm để mang đi xét nghiệm.
- Nghiệm pháp ấn xương bánh chè: Đây là nghiệm pháp đơn giản để khẳng định người bệnh có bị từ dịch khớp gối hay không. Bác sĩ sẽ dùng tay ấn lên vùng gối từ trên xuống ngay tại vị trí xương bánh chè nhằm ép lượng dịch thừa tại các khoang trong gối.
- Chụp X-quang, MRI hay siêu âm: Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những phương pháp này để chẩn đoán phân biệt những bệnh lý về xương khớp khác.
Điều trị viêm bao hoạt dịch
Việc điều trị thường tập trung vào mục tiêu giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Tự điều trị tại nhà
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm hoạt dịch có thể được điều trị tại nhà với sự giúp đỡ của dược sĩ và một số kỹ thuật viên. Một số phương pháp tự chăm sóc tại nhà:
- Hạn chế cử động: Nhất là khu vực bị đau cần tránh các hoạt động mạnh để mau chóng phục hồi
- Nghỉ ngơi: Để cơ thể đặc biệt các khớp được nghỉ ngơi
- Chườm nước đá: Đặt túi nước đá được bọc trong một chiếc khăn trên khu vực bị ảnh hưởng có thể giúp giảm đau và viêm. Lưu ý không nên đặt đá trực tiếp lên da.
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ có thể kê cho bạn một số thuốc giảm đau, giảm viêm trong thời gian ngắn để sử dụng như: ibuprofen, naproxen, mobic,…
- Không nên lặp đi lặp lại các hoạt động: Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức độ tổn thương của khớp.

Phòng ngừa viêm bao hoạt dịch khớp gối
Để phòng ngừa thoát vị bao hoạt dịch khớp gối xảy ra, mỗi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe xương khớp ngay từ sớm và ngăn ngừa yếu tố khiến bao hoạt dịch khớp gối bị viêm, bằng cách:
- Duy trì cân nặng hợp lý, bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như Canxi, Kali, Magie, Vitamin nhóm B, C, E. Điều này giúp giảm nguy cơ phát triển viêm bao hoạt dịch ở khớp gối.
- Sử dụng thực phẩm chức năng như Glucosamine để bảo vệ xương khớp dưới hướng dẫn của bác sĩ.
- Hạn chế chơi môn thể thao tiếp xúc. Nếu thực hiện, người bệnh phải sử dụng đồ bảo hộ chuyên dụng để bảo vệ khớp gối khỏi nguy cơ chấn thương.
- Thực hiện tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động.
- Không vận động quá mức, đặc biệt là bài tập có tư thế ngồi xổm (squat). Khuỵu đầu gối thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại có thể tạo áp lực nặng nề cho khớp gối.
- Nếu phải quỳ gối trong thời gian dài, đừng quên dành ít phút để duỗi thẳng chân, cho đầu gối được nghỉ ngơi.
- Khám tổng quát thường xuyên để tầm soát bệnh xương khớp liên quan như viêm khớp, thoái hóa khớp.
Viêm bao hoạt dịch có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như tê cơ, yếu cơ, tàn phế… Khi bệnh được phát hiện sớm, người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Do đó, nếu bị đau khớp không rõ nguyên nhân kèm theo co cứng, hạn chế tầm vận động, người bệnh nên nhanh chóng đi tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn chữa trị đúng cách.