Viêm bì cơ là một bệnh tự miễn, bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi từ 40 đến 60 tuổi. Biểu hiện điển hình của bệnh viêm bì cơ là viêm da, viêm cơ và yếu cơ.
Viêm bì cơ là bệnh gì?
Viêm bì cơ là bệnh lý do tình trạng viêm vô căn ở cơ với các triệu chứng đặc trưng ở da. Ngoài ra, bệnh lý cũng có thể ảnh hưởng đến khớp, thực quản, phổi và tim với mức độ không đồng nhất. Khi vắng mặt các dấu hiệu trên da đặc trưng hoặc bệnh lí của cơ thì rất khó để chẩn đoán bệnh. Viêm bì cơ cũng có thể gây hiện tượng loạn dưỡng lắng đọng canxi, thường quan sát thấy nhất ở lứa tuổi trẻ em và dậy thì.
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh được cho là bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố môi trường ở những người có mang gen mẫn cảm.
- Yếu tố môi trường: Các yếu tố nguy cơ đã được biết đến gồm thuốc, nhiễm trùng, tia cực tím (UV), thiếu vitamin D và khói thuốc lá.
- Người mang gen mẫn cảm: Người ta thường thấy sự xuất hiện của viêm bì cơ ở cặp song sinh cùng trứng và người thân trực hệ của các cá nhân bị ảnh hưởng. Điều này cho thấy vai trò của các yếu tố di truyền trong việc phát triển bệnh viêm bì cơ.
- Bệnh ác tính: Viêm bì cơ khởi phát ở đối tượng người lớn tuổi, thường là khối u cứng hoặc khối u ác tính huyết học.

Triệu chứng của viêm bì cơ
Triệu chứng ở cơ
- Yếu cơ tiến triển biểu hiện bằng các dấu hiệu như khong lên được cầu thang, ngồi xổm khó, không giơ được tay lên trên, …
- Đau cơ đặc biệt là khi cử động, đi lại.
- Teo cơ: Giai đoạn cuối.
- Nếu các cơ ở mặt bị thì có khả năng kèm theo u ác tính.
Triệu chứng ở da
- Giảm mạch quanh các móng tay, móng chân.
- Sẩn Gottron ở các khớp ngón tay.
- Lắng đọng canxi dưới da, cơ, xương có thể loét.
- Có thể có đỏ da toàn thân.
- Có thể có ngứa vùng da tổn thương.
- Tróc vảy da đầu hoặc rụng tóc lan tỏa.
Triệu chứng khác
- Đau khớp.
- Xơ phổi.
- Mắt: Viêm mống mắt thể mi.
- Toàn thân: Sốt nhẹ, mệt mỏi, sụt cân, …
Biến chứng của viêm bì cơ
Các biến chứng có thể có của viêm bì cơ bao gồm:
- Khó nuốt: Nếu các cơ trong thực quản của bạn bị ảnh hưởng, bạn có thể gặp vấn đề về nuốt. Điều này có thể gây giảm cân và suy dinh dưỡng.
- Viêm phổi hít: Khó nuốt cũng có thể khiến bạn hít phải thức ăn hoặc chất lỏng, bao gồm cả nước bọt, vào phổi.
- Vấn đề về hít thở: Nếu tình trạng ảnh hưởng đến cơ ngực của bạn, bạn có thể có vấn đề về hô hấp, chẳng hạn như khó thở.
- Lắng đọng canxi: Hiện tượng canxi hóa có thể xảy ra trong cơ bắp, da và các mô liên kết khi bệnh tiến triển. Lắng đọng này phổ biến hơn ở trẻ em và phát triển sớm.
- Nhiễm khuẩn: liên quan đến điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

Cách điều trị và chăm sóc bệnh
- Hiện nay một số thuốc ức chế miễn dịch khác cũng được sử dụng như: Azathioprin, Cyclophosphamide, Rituximab…
- Vật lý trị liệu: Bác sĩ có thể chỉ cho bạn các bài tập để giúp duy trì và cải thiện sức mạnh của bạn. Những bài tập giúp nâng cao sự linh hoạt của bạn. Ngoài ra, bạn có thể được tư vấn về một mức độ hoạt động thích hợp.
- Ngôn ngữ trị liệu: Nếu cơ bắp nuốt của bạn bị ảnh hưởng, liệu pháp nói có thể giúp bạn học cách bù đắp cho những thay đổi đó.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể là một lựa chọn để loại bỏ cơn đau do lắng đọng canxi và ngăn ngừa nhiễm trùng da tái phát.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Những bệnh nhân viêm bì cơ cần bổ sung nhiều protein. Những bệnh nhân khó nuốt hoặc trào ngược cần tránh ăn uống trước khi ngủ hoặc có chế độ ăn đặc biệt tùy thuộc vào độ nặng của bệnh.
- Hoạt động thể lực: Nên được duy trì càng nhiều càng tốt. Tránh hoạt động thể lực nặng trong giai đoạn bệnh đang tiến triển. Vật lý trị liệu và các bài tập phục hồi chức năng được khuyến cáo ở mọi giai đoạn bệnh lí của viêm bì cơ.
Viêm bì cơ là bệnh lí tự miễn với cơ chế bệnh phức tạp. Các triệu chứng của bệnh trên da, cơ cũng rất đa dạng. Ngoài ra, bệnh còn có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan và có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy việc điều trị bệnh là rất cần thiết, bắt đầu càng sớm thì càng hiệu quả. Một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học giúp bệnh phục hồi nhanh chóng.