Viêm buồng trứng là bệnh phụ khoa ít gặp, tuy nhiên nhiều chị em không biết viêm buồng trứng có nguy hiểm không và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau.
Viêm buồng trứng là bệnh gì?
Viêm buồng trứng là viêm nhiễm trên buồng trứng do vi khuẩn gây ra, thông thường sẽ phát sinh cùng một số bệnh khác như viêm ống dẫn trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, rất hiếm khi bệnh đơn phát. Đây là bệnh phụ khoa thường gặp, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của nữ giới.
Khi bệnh nhân mắc phải có thể gây ra tình trạng dính buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, thậm chí gây vô sinh ở nữ giới nếu không được phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm buồng trứng phổ biến nhất là hai vi khuẩn Chlamydia trachomatis và Neisseria – tác nhân gây bệnh lậu. Những vi khuẩn này gây bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng lan từ cổ tử cung vào tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng và cũng có thể đi vào trong khoang phúc mạc hoặc thành bụng.
Các yếu tố nguy cơ của viêm buồng trứng là nhiều bạn tình và quan hệ tình dục không được bảo vệ mà không có bao cao su, không kết hợp điều trị cho bạn tình, tiền căn từng mắc phải viêm cổ tử cung nhầy mủ hoặc viêm vùng chậu…
Những ai có nguy cơ mắc bệnh viêm buồng trứng?
Viêm buồng trứng là căn bệnh mà có thể gặp ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào nhưng đối tượng thường mắc nhiều nhất là nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Các mô đường sinh dục ngoài và trong khoang tử cung bị tổn thương trong quá trình chẩn đoán và điều trị, phá thai hoặc sinh con.
- Tình trạng viêm các bộ phận sinh dục, bệnh lậu.
- Những thay đổi viêm nhiễm mạn tính trong tử cung.
- Thủng tử cung do vòng tránh thai.
- Căng thẳng và mệt mỏi.
- Giảm thân nhiệt hoặc khí hậu thay đổi rõ rệt.

Dấu hiệu khi bị viêm buồng trứng
Dấu hiệu viêm buồng trứng cấp tính
- Rối loạn kinh nguyệt: Buồng trứng bị viêm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các nang trứng, khiến nang không hấp thu đủ dưỡng chất, làm chậm “ngày đèn đỏ” của các chị em.
- Sốt, mệt mỏi kèm đau bụng dưới: Đây là phản ứng bình thường của cơ thể khi có tình trạng viêm, nhiễm xảy ra.
- Sưng nóng và ẩm ướt ở cửa mình: Viêm nhiễm có thể dẫn đến sự thay đổi dịch tiết ở âm đạo.
- Chán ăn, rối loạn tiêu hóa: Đây là một biểu hiện tưởng chừng không liên quan nhưng lại là dấu hiệu của viêm buồng trứng cấp tính.
Dấu hiệu viêm buồng trứng mãn tính
- Kinh nguyệt bất thường: Lượng kinh nguyệt ra nhiều bất thường, máu kinh có màu đen, vón cục lớn đi kèm cảm giác đau nhức thắt lưng, vùng chậu.
- Huyết trắng có màu và mùi bất thường.
- Sốt cao: Đi kèm với tình trạng mệt mỏi thậm chí có thể kèm co giật.
- Đau bụng dưới: Cảm giác căng trướng và đau vùng bụng dưới.
Cách chẩn đoán viêm buồng trứng
Chẩn đoán sớm và điều trị ngay lập tức bệnh lý viêm buồng trứng là rất quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ tiến triển đến các biến chứng viêm buồng trứng nặng nề hơn.
- Soi tươi dịch âm đạo: Nhằm xác định có bị viêm nhiễm do nhiễm nấm, trùng roi, Trichomonas vaginalis, vi khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia rachomatis hay virus HPV…hay không.
- Siêu âm buồng trứng: Siêu âm buồng trứng giúp bác sĩ phát hiện những bất thường xảy ra ở buồng trứng của nữ giới. Để biết chính xác hơn, các bác sĩ có thể thực hiện siêu âm đầu dò, siêu âm màu,…
Điều trị viêm vùng trứng
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng viêm của từng cá nhân, loại bỏ các nguồn lây nhiễm, điều chỉnh nội tiết tố liên quan và thay đổi miễn dịch cũng như điều trị các biến chứng. Một phần quan trọng của việc điều trị viêm buồng trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là nhằm phục hồi lại khả năng thụ thai.
Điều trị viêm buồng trứng chủ yếu là sử dụng kháng sinh phổ rộng, bên cạnh đó điều trị chăm sóc điều trị giảm đau.
Một phần quan trọng là cần lưu ý điều trị phối hợp cho bạn tình để tránh việc tái nhiễm dẫn đến viêm buồng trứng và viêm vùng chậu tái phát.

Phòng ngừa viêm vùng trứng
Nhằm ức chế sự phát triển của viêm buồng trứng cũng như hỗ trợ tốt cho quá trình sinh sản, các chị em cần:
- Vệ sinh “điểm G” sạch sẽ trong mỗi kỳ kinh, thay băng vệ sinh thường xuyên tránh cảm giác ẩm, ngứa ngáy dẫn đến viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi giao hợp là biện pháp cần thiết để tránh sự lây lan của vi khuẩn.
- Thay vì vận động mạnh, mang vác nặng hãy dành thời gian nghỉ ngơi tại giường, đi lại nhẹ nhàng.
- Bổ sung các thực phẩm thuộc nhóm hạt đậu, ngũ cốc, thực phẩm giàu omega 3, crom, rau có màu xanh đậm,… Đây là những thực phẩm cơ thể ngăn ngừa tác nhân gây viêm nhiễm, hỗ trợ tốt cho hoạt động của cơ quan sinh sản nữ.
- Khi có tình trạng viêm buồng trứng mãn tính, cần đi thăm khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh theo sự chỉ dẫn về thời gian, liều lượng của bác sĩ.
- “Yêu” an toàn: Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi, cần sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn.
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh mắc các bệnh phụ khoa.
- Duy trì thói quen khám phụ khoa ít nhất 1 lần/ năm để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường về sinh sản.
Viêm buồng trứng là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của chị em phụ nữ, vì vậy cần phải phát hiện và điều trị kịp thời. Không nên chủ quan trước các dấu hiệu bất thường của bệnh mà hãy nhanh chóng đi thăm khám để được chuẩn đoán chính xác nhằm bảo vệ sức khẻo của mình.
Leave a reply