Viêm chu nha là một trong những bệnh răng miệng thường gặp ở cả người trẻ và lớn tuổi. Các dấu hiệu bệnh dễ nhận biết đó là chảy máu chân răng, chảy máu ở lợi, sưng nướu,….
Viêm chu nha là bệnh gì?
Viêm chu nha là tình trạng các mô nha chu bị viêm nhiễm gây hôi miệng, nướu bị sưng đỏ, chảy máu chân răng đau nhức.
Nguyên nhân gây bệnh
- Không lấy cao răng định kỳ khiến nướu bị viêm, lâu ngày chuyển sang viêm chu nha.
- Thói quen vệ sinh răng miệng kém đặc biệt là sau khi ăn.
- Rối loạn nội tiết tố cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng.
- Hệ miễn dịch kém.
- Hở kẻ răng do thường xuyên răng sử dụng sỉa răng đầu to và nhọn.
- Mắc các bệnh viêm nhiễm, tiểu đường, nhiễm độc tố, bạch cầu…

Triệu chứng của viêm chu nha
Các dấu hiệu bệnh dễ nhận biết là:
- Vôi răng, cao răng đóng thành mảng ở cổ răng.
- Sưng nướu, lợi.
- Chảy máu ở lợi, nướu, đặc biệt là khi chải răng hoặc nhai thức ăn.
- Đè vào vùng nướu, lợi bị sưng có thể thấy dịch mủ chảy ra.
- Hôi miệng.
- Khi nhai thức ăn thấy răng không bình thường, răng bị lung lay.
- Răng thưa do bị di lệch.
Biến chứng của bệnh
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý răng miệng có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân:
- Hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp.
- Gây đau nhức, khó chịu, đặc biệt nhạy cảm với các thức ăn nóng, lạnh.
- Gây mất khẩu vị, khó khăn trong ăn uống, ảnh hưởng đến dạ dày.
- Trường hợp tiến triển nặng làm chân răng lung lay, bệnh nhân có thể đối mặt với nguy cơ mất răng.
Cách điều trị viêm chu nha
- Điều trị các yếu tố nguy cơ.
- Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.
- Đôi khi sử dụng kháng sinh đường uống, đặt băng thuốc chứa kháng sinh, hoặc cả hai.
- Phẫu thuật hoặc nhổ răng.
Điều trị các yếu tố nguy cơ như vệ sinh răng miệng kém, bệnh tiểu đường, và hút thuốc sẽ cải thiện kết quả.

Cách phòng ngừa viêm chu nha
Có thể phòng bệnh bằng cách chủ động giữ gìn, chăm sóc sức khỏe răng miệng như sau:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Sự dụng bàn chải mềm và thay bàn chải sau 3-4 tháng.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm để lấy thức ăn bám ở kẽ răng.
- Sử dụng nước súc miệng sau khi ăn loại bỏ mạng bám trên răng.
- Khám răng định kỳ, lấy vôi răng 6 tháng/lần.
- Ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh cần đến bác sĩ nha khoa sớm để điều trị, tránh để lâu dẫn đến tình trạng mất răng hoặc phải nhổ bỏ răng.
- Ăn uống khoa học và hợp lý, tăng cường rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nha chu là một lý phức tạp, gây ra nhiều phiền toái, các biến chứng nguy hiểm, nguy cơ gây viêm tủy, mất răng vĩnh viễn. Biểu hiện bệnh nhẹ, không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan, không khám và điều trị kịp thời. Do đó, ngày càng nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị, tốn kém chi phí, mất nhiều thời gian.