Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp. Tại Việt Nam, có đến 33% phụ nữ mắc bệnh này, trong số đó có đến 40% đã bị biến chứng nặng chuyển thành viêm loét cổ tử cung dễ dẫn đến nguy cơ ung thư cổ tử cung.
Viêm cổ tử cung là gì?
Viêm cổ tử cung là tình trạng viêm, sưng và lở loét ở cổ tử cung do các tác nhân như nhiễm khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Bệnh được chia thành 2 loại cấp tính và mãn tính. Viêm cổ tử cung cấp tính khi tái phát nhiều lần không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến viêm cổ tử cung mãn tính. Nguyên nhân của bệnh thường là do nhiễm vi khuẩn.
Viêm cổ tử cung là loại bệnh lý không khó chữa nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có nguy cơ làm giảm chức năng miễn dịch của cổ tử cung và âm đạo. Điều đó làm tăng khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai,… thậm chí là nhiễm HIV.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân có thể bao gồm:
- Thay đổi nội tiết tố nữ: Sự rối loạn hormone estrogen của nữ giới có thể khiến hệ vi sinh trong âm đạo mất cân bằng, hại khuẩn phát triển quá mức. Lâu dần chúng sẽ khiến cho âm đạo bị tổn thương và viêm nhiễm.
- Vùng kín bị tổn thương: Những tình huống như rách cổ tử cung, hậu quả do nạo phá thai, phẫu thuật vùng kín,… cũng là nguyên nhân khiến âm đạo tổn thương và dễ viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục không an toàn: Việc quan hệ tình dục không sử dụng đồ bảo vệ, quan hệ nhiều lần, sử dụng động tác thô bạo,… sẽ dẫn đến tổn thương cổ tử cung, vi khuẩn theo đó dễ dàng xâm nhập gây bệnh.
- Vệ sinh âm đạo không sạch sẽ: Nhiều chị em không có thói quen chú ý vệ sinh âm đạo hàng ngày, đặc biệt là trước – sau chu kỳ kinh, mỗi khi quan hệ tình dục cũng sẽ khiến vi khuẩn thuận lợi xâm nhập hơn.
- Dị ứng: Dị ứng vùng kín thường do các tác nhân bên ngoài gây ra. Chủ yếu là do việc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, chất bôi trơn, bao cao su không đủ chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… Gây ra tình trạng dị ứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Nạo phá thai: Tình trạng nạo hút thai thường gây ra những tổn thương ở cổ tử cung trong quá trình xử lý và đưa thai nhi ra ngoài bằng dụng cụ y tế. Vì thế, vùng tổn thương ở cổ tử cung sẽ dễ dàng bị vi khuẩn thâm nhập, tấn công gây viêm cổ tử cung.

Dấu hiệu nhận biết viêm cổ tử cung
Các triệu chứng viêm cổ tử cung, có thể bao gồm:
- Khí hư có màu bất thường: Trắng đục, vàng, xám nhạt.
- Âm đạo có tình trạng xuất huyết bất thường, chẳng hạn như xuất huyết vào các ngày không phải trong kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ.
- Đau rát khi quan hệ.
- Âm đạo thường có cảm giác đau, ngứa.
- Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu tiện.
Biến chứng của viêm cổ tử cung
Căn bệnh này nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả có thể dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác như:
- Viêm vùng chậu: Đây là biến chứng rất nguy hiểm và phổ biến ở những người bị viêm cổ tử cung. Vùng chậu là toàn bộ buồng tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản: Viêm cổ tử cung có mang thai được không là thắc mắc của nhiều phụ nữ mắc căn bệnh này. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng thụ thai tự nhiên của phụ nữ dẫn tới vô sinh thứ phát.
- Gây nguy hiểm cho thai nhi: Cổ tử cung bị viêm xảy ra ở phụ nữ có thai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi. Các vi khuẩn gây hại trong cổ tử cung có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân và có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung và các bệnh phụ khoa khác: Tình trạng viêm nhiễm nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng, tạo cơ hội cho các bệnh phụ khoa khác hình thành và phát triển.
- Ung thư cổ tử cung: Đặc biệt, bệnh lý này nếu không điều trị có thể dẫn tới biến chứng ung thư cổ tử cung – bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của phụ nữ.
Chẩn đoán viêm lộ tuyến cổ tử cung
Để xác định chắc chắn có phải là tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung hay không, nếu có thì bệnh ở mức độ nào… các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các hạng mục kiểm tra, xét nghiệm cần thiết để tăng chính xác cho chẩn đoán.
- Siêu âm đầu dò: Thông qua hình ảnh siêu âm để xác định chính xác tình trạng và mức độ bệnh.
- Xét nghiệm dịch âm đạo: Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Sau khi có chẩn đoán cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cho chị em phác đồ điều trị bệnh lý phù hợp và hiệu quả.
Cách điều trị bệnh
- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt để phá hủy các mô niêm mạc bị viêm trong cổ tử cung. Sau khoảng 2 đến 3 tuần, các mô niêm mạc này sẽ được đào thải ra ngoài.
- Liệu pháp Laser: Sử dụng tia laser cường độ cao phá hủy mô niêm mạc. Các mô này cũng được đào thải ra ngoài cơ thể sau 2 đến 3 tuần.
- Phương pháp áp lạnh: Là phương pháp sử dụng nitơ hóa lỏng hóa đông các mô niêm mạc bị viêm. Phương pháp này được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó từ 2 đến 3 tuần, các mô tử cung sẽ được đào thải ra ngoài thông qua dịch tiết âm đạo.
Phương pháp dân gian
- Dùng lá trầu không trị bệnh: Lá trầu không có chứa nhiều hoạt chất rất tốt và có lợi đối với sức khỏe vùng kín của chị em. Lá trầu không rất dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà, giúp kháng khuẩn, tiêu diệt virus và ức chế khả năng phát triển của hại khuẩn.
- Sử dụng tỏi chữa bệnh: Tỏi được mệnh danh như một loại kháng sinh tự nhiên điều trị vô vàn bệnh lý, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm tại âm đạo. Sử dụng tỏi sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tiêu diệt hết vi khuẩn tại vùng kín và khử mùi hôi nhanh chóng.

Phương pháp phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, chị em cần lưu ý những vấn đề sau trong lối sống và sinh hoạt, bao gồm:
- Xây dựng một lối sống lành lạnh.
- Vệ sinh bộ sinh dục thường ngày, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt.
- Lựa chọn các loại băng vệ sinh phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng và thấm hút tốt.
- Mặc quần lót thấm mát, hút mồ hôi tốt, quần lót nên chất liệu cotton.
- Thực hiện biện pháp quan hệ tình dục an toàn, một vọ một chồng.
- Tăng cường tập luyện thường nâng cao sức đề kháng.
- Chủ động đi thăm khám định kỳ bảo vệ sức khỏe.
Viêm cổ tử cung là một trong những bệnh viêm nhiễm về cổ tử cung thường gặp trong độ tuổi sinh sản của chị em phụ nữ, nhất là những người đã quan hệ tình dục. Do đó phái nữ cần thăm khám phụ định kỳ, vệ sinh vùng kín đúng cách, không nên mặc quần quá bó và phải quan hệ một cách an toàn.