Viêm củng mạc là tình trạng mắt bị viêm nặng, đe dọa đến thị lực. Triệu chứng gồm đau, cương tụ kết mạc, chảy nước mắt và sợ ánh sáng gây đau đớn khó chịu cho người bệnh.
Viêm củng mạc là gì?
Củng mạc là lớp ngoài bảo vệ của mắt, cũng là phần màu trắng của mắt. Củng mạc chiếm 4/5 sau nhãn cầu, được cấu tạo từ nhiều lớp băng xơ dày đan chéo nhau rất vũng chắc.
Viêm củng mạc là một tình trạng viêm nặng đặc trưng bởi phù và thâm nhiễm tế bào viêm của củng mạc dẫn đến tình trạng củng mạc đỏ và gây đau đớn khó chịu cho người bệnh.
Phân loại viêm củng mạc
Các triệu chứng của viêm củng mạc còn thay đổi tùy theo loại viêm củng mạc mà bênh nhân mắc phải. Viêm củng mạc có thể chia thành 2 loại:
- Viêm củng mạc trước(>90%): Viêm củng mạc trước lại có thể chia ra theo biểu hiện lâm sàng thành viêm không hoại tử là viêm dạng nốt và viêm có hoại tử là hình thái viêm toả lan.
- Viêm củng mạc sau: Ít gặp hơn nhiều, cơn đau thường ít dữ dội hơn.

Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh viêm củng mạc đôi khi không rõ nguyên nhân. Viêm củng mạc thường kết hợp với các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp.
- Viêm củng mạc còn có thể là triệu chứng thể hiện của một bệnh viêm mạch máu hệ thống nguy hiểm. Vì thế phát hiện sớm để điều trị các bệnh toàn thân cũng có thể ngăn ngừa những biến chứng về mắt.
- Do các nhiễm trùng tại mắt mà không liên quan đến miễn dịch.
- Các chấn thương ở mắt.
- Viêm củng mạc do thuốc rất hiếm gặp nhưng với bisphosphonat lại là nguyên nhân mạnh nhất.
- Do phẫu thuật: xảy ra sau can thiệp phẫu thuật như sau mổ đục thủy tinh thể ngoài bao, cắt bè, phẫu thuật bong võng mạc, phẫu thuật lác, phẫu thuật mộng thịt.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm củng mạc
Viêm củng mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới. Bạn có nguy cơ cao mắc viêm củng mạc nếu có các yếu tố sau:
- Bệnh Wegener (bệnh u hạt Wegener), là một rối loạn không phổ biến liên quan đến viêm mạch máu.
- Viêm khớp dạng thấp (RA), một rối loạn tự miễn gây viêm khớp.
- Bệnh viêm ruột (IBD), gây ra các triệu chứng tiêu hóa do viêm ruột.
- Hội chứng Sjogren, là một rối loạn miễn dịch được biết là gây ra khô mắt và miệng.
- Lupus, một rối loạn miễn dịch gây viêm da.
- Nhiễm trùng mắt (có thể có hoặc không liên quan đến bệnh tự miễn).
- Tổn thương mô mắt do tai nạn.
Triệu chứng viêm củng mạc
Viêm củng mạc có hai loại:
- Viêm củng mạc trước: Đây là tình trạng viêm mặt trước của củng mạc và là tình trạng viêm phổ biến nhất.
- Viêm củng mạc sau: Là mặt sau của củng mạc. Tình trạng này ít phổ biến hơn nhưng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt như bệnh võng mạc hoặc tăng nhãn áp.
Biến chứng của bệnh
- Khi vùng viêm từ củng mạc lan đến các vùng khác sẽ dẫn đến những biến chứng tại giác mạc: viêm giác mạc, mỏng giác mạc chu biên, loét giác mạc chu biên, thủng giác mạc…
- Viêm màng bồ đào xảy ra trong giai đoạn muộn của viêm củng mạc.
- Có thể bị glocom góc đóng, góc mở hoặc glocom tân mạch… Đây là biến chứng nguy hiểm của viêm củng mạc có thể sẽ có chỉ định bỏ nhãn cầu.

Biện pháp điều trị bệnh
- Điều trị nội khoa: Bệnh nhân viêm củng mạc không hoại tử thường chỉ dùng thuốc chống viêm non steroid tại chỗ hoặc toàn thân. Viêm củng mạc có hoại tử kèm viêm tấy và viêm củng mạc phía sau thường sử dụng corticoid toàn thân hạn chế đau nhức. Nếu với corticoid không có hiệu quả có thể phải chuyển sang dùng ức chế miễn dịch mạnh hơn.
- Điều trị ngoại khoa: Hiếm khi cần điều trị viêm củng mạc bằng phẫu thuật. Chỉ định duy nhất là các trường hợp viêm củng mạc hoại tử tiến triển tới dọa thủng hoặc thủng nhãn cầu. Điểm mấu chốt của điều trị phẫu thuật không phải là kỹ thuật phẫu thuật mà là khâu điều trị kiểm soát quá trình viêm trước phẫu thuật.
Viêm củng mạc là tình trạng viêm nặng, đe dọa đến thị lực, thường gây ra những thách thức đáng kể trong chẩn đoán và điều trị đối với các bác sĩ nhãn khoa. Khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị nhanh chóng và hiệu quả, tình trạng viêm có thể lan sang các cấu trúc lân cận và có thể phá hủy dần dần, dẫn đến giảm thị lực. Người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ thường xuyên để phòng bệnh tái phát.