Bệnh viêm da cơ trẻ em có những triệu chứng điển hình như các thương tổn da khô đi kèm với ngứa. Bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nên cần được điều trị sớm và tích cực.
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa còn gọi là bệnh chàm sữa ở trẻ, bệnh khiến da bị ngứa, ửng đỏ. Đây là bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em, bị có thể tái phát nhiều lần, tồn tại lâu dài không thể trị dứt điểm. Trẻ em, trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có thể kéo dài bệnh đến khi trưởng thành.
Bệnh lý này thường đi kèm với hen suyễn, dị ứng và sốt cỏ khô. Bệnh lý viêm da cơ địa ở trẻ cũng như đối tượng khác hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Các liệu pháp điều trị hiện nay chủ yếu là giảm ngứa, ngăn ngừa bệnh tái phát bằng thuốc và chăm sóc tại nhà.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy đa phần trẻ bị viêm da cơ địa thường có người thân trong gia đình mắc bệnh này hoặc mắc các bệnh liên quan như bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng.
Một số yếu tố nguy cơ:
- Dị ứng: Nếu trẻ mắc các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng thì nguy cơ mắc viêm da cơ địa rất cao.
- Dị ứng thức ăn.
- Môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi.
- Thời tiết hanh khô, nhiệt độ thấp.
- Lông động vật hoặc một số chất liệu vải.
- Trẻ không được bú sữa của mẹ.
- Phản ứng sau tiêm phòng.

Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ em
Triệu chứng bé bị viêm da cơ địa khá đa dạng, mỗi trẻ có thể có những biểu hiện khác nhau gồm:
- Da nổi mẩn ngứa: Tình trạng ngứa khiến trẻ khó chịu và nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
- Da khô: Da bé trở nên khô ráp hơn, gây cảm giác khó chịu.
- Da đổi màu: Thông thường khi mới khởi phát, vùng da viêm cơ địa sẽ có màu đỏ, sau đổi sang màu nâu xám.
- Da nứt nẻ, dày hơn: Da trở nên dày hơn, nứt nẻ do khô và viêm da.
- Sưng: Vùng tổn thương sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ, có dịch nhưng chưa có vảy da. Sau đó, sẽ xuất hiện chảy dịch và đóng vảy tiết.
Nếu bé gãi, cào và vệ sinh không sạch sẽ có thể khiến các mụn nước bị viêm, loét và xuất hiện bội nhiễm (có mụn mủ ở da và vảy tiết vàng).
Bệnh sẽ tái phát nhiều lần cho đến khi trẻ lớn hơn ở tuổi thiếu niên hay trưởng thành. Ở một số trẻ, bệnh xuất hiện định kỳ, khởi phát rầm rộ rồi dần thuyên giảm, biến mất.
Điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
Cần biết cách xử lý, điều trị để trẻ bị viêm da cơ địa thuyên giảm triệu chứng, làn da trẻ nhanh hồi phục hơn.
Dưỡng ẩm đều đặn
Da khô chính là một trong những nguyên nhân và triệu chứng mà viêm da cơ địa gây ra, vì thế không được quên dưỡng ẩm đều đặn cho làn da của trẻ. Có những cách dưỡng ẩm da cho trẻ sau:
Dùng kem dưỡng ẩm: Nên sử dụng cho trẻ trước khi đi ngủ và trước khi đến trước. Thuốc mỡ có tác dụng dưỡng ẩm và phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ hơn là dưỡng ẩm dạng kem.
Dùng máy tạo ẩm: Để không khí trong nhà mát mẻ, độ ẩm dễ chịu hơn, cũng giúp làn da viêm cơ địa giảm khô, ngứa, bong tróc.
Tắm nước ấm
Tắm cho trẻ với nước ấm có pha baking soda hoặc bột yến mạch cũng giúp giảm triệu chứng viêm da cơ địa. Lưu ý nên tắm nước vừa ấm trong 10 – 15 phút, sau đó lau khô nhẹ nhàng, bôi kem dưỡng ẩm khi làn da vẫn còn giữ ẩm sau khi tắm.
Dùng thuốc
Dùng thuốc trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần có chỉ định của bác sĩ, có các loại sau:
Kem chống ngứa: Thoa kem chống ngứa sau khi dưỡng ẩm giúp giảm cảm giác ngứa tạm thời. Tần suất sử dụng ban đầu có thể là 2 lần mỗi ngày, khi triệu chứng thuyên giảm thì giảm số lần và lượng bôi trên da.
Thuốc chống dị ứng, thuốc chống ngứa: có những loại thuốc uống không kê toa như thuốc kháng histamin hoặc thuốc kê toa như diphenhydramine sử dụng cho trẻ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em tốt nhất
Viêm da cơ địa là bệnh dễ khởi phát bởi các yếu tố môi trường. Để phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ em, bố mẹ có thể áp dụng một số điều sau:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Giữ phòng ngủ của trẻ thoáng mát, sạch sẽ, có độ ẩm hợp lý.
- Cho trẻ mặc những trang phục thấm hút mồ hôi, chất mát và mềm, không có bụi vải hoặc dễ kích ứng lên da.
- Tắm cho trẻ mỗi ngày kèm theo sử dụng kem dưỡng da lành tính để duy trì độ ẩm và cân bằng da.
- Bôi thuốc làm ẩm da hàng ngày nhất là về mùa đông, 2-3 lần/ ngày.
- Chọn sữa tắm có độ pH phù hợp, không kích ứng và không chứa chất tẩy rửa.
- Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ tránh chất tiết gây kích thích.
- Canh chừng, không để trẻ cào, gãi làm tổn thương da.
- Bổ sung đầy đủ nước và các thực phẩm giàu vitamin A, B, C, Omega-3 cho bé để tăng cường sức đề kháng, chống viêm từ bên trong cơ thể.
- Tránh các yếu tố nguy cơ như khí hậu khô, bụi, lông động vật, phấn hoa,…
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có thể chuyển biến phức tạp nếu không được điều trị đúng cách. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý khi bé có dấu hiệu cảnh báo viêm da cơ địa nên đi khám ngay để có hướng can thiệp, điều trị phù hợp nhất.