Bệnh viêm đa khớp đang là căn bệnh ngày càng phổ biến tại Việt Nam và chúng gây nhiều cản trở trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh sẽ có thể gặp nhiều biến chứng gây nguy hiểm tính mạng.
Bệnh viêm đa khớp là gì?
Viêm đa khớp (Polyarthritis) là tình trạng bị đau nhức nhiều khớp (4 – 5 khớp hoặc hơn) do viêm. Mặc dù thuật ngữ này không xác định rõ loại viêm khớp đang diễn ra nhưng nhìn chung, tình trạng này thường liên quan đến các bệnh tự miễn, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, lupus, hội chứng Sjogren…Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể phát triển sau nhiều lần nhiễm siêu vi.
Bên cạnh đó, bệnh thường xuất hiện dưới dạng các đợt cấp tính. Tuy nhiên, không ít trường hợp nhiều khớp bị viêm trở thành mạn tính kéo dài.
Nguyên nhân gây viêm đa khớp
Viêm đa khớp thường do rối loạn hệ miễn dịch gây ra (hệ miễn dịch tấn công vào các khớp, chủ yếu do di truyền). Các bệnh tự miễn liên quan đến viêm đa khớp có thể kể đến như: Viêm khớp dạng thấp, bệnh Lupus, viêm khớp Juvenile, bệnh Gout, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp phản ứng. Ngoài ra, viêm đa khớp cũng có thể do:
- Nhiễm trùng Parvovirus, virus viêm gan, virus Ross River, sởi và HIV.
- Mắc bệnh nhiễm trùng như bệnh Whipple, bệnh lao, bệnh Lyme, bệnh Well.
- Viêm mạch máu hoặc viêm khớp tế bào.
- Do các bệnh nội tiết.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm đa khớp
- Lối sống không lành mạnh: Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ viêm đa khớp càng tăng.
- Giới tính: Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ nữ mắc viêm đa khớp cao hơn so với nam.
- Di truyền: Người có tiền sử gia đình có người thân bị viêm đa khớp sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.

Triệu chứng bệnh viêm đa khớp ở phụ nữ
- Đau nhức, ê ẩm tại các khớp và cơn đau ngày càng kéo dài, dữ dội khi thời tiết lạnh hoặc trời về đêm.
- Các khu vực khớp bị viêm sưng tấy, ửng đỏ.
- Thường xuất hiện đối xứng các khớp.
- Không thể cử động tại vị trí khớp đau.
- Cứng khó khiến khớp không thể co duỗi như các ngón tay không thể cầm nắm hoặc rất khó để giữ chặt đồ vật, khớp gối không thể co duỗi, đi lại,…
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ.
- Xuất hiện các triệu chứng sốt sau thời gian sưng đỏ kéo dài.
- Phần khớp bị viêm có thể bị biến dạng bất thường kèm theo triệu chứng sưng tấy, mẩn đỏ.
Biến chứng bệnh viêm đa khớp thường gặp
Có thể nói bệnh viêm đa khớp là căn bệnh không chỉ khiến cho người bệnh khó chịu do đau nhức kéo dài mà nếu trong trường hợp không can thiệp điều trị có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khó lường như:
- Gây biến dạng các khớp làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ bị thay đổi dáng đi, dáng đứng, dáng ngồi,… tạo thành thói quen không tốt và bệnh nặng hơn.
- Teo cơ do không thể vận động trong thời gian dài.
- Tràn dịch khớp xương ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.
- Viêm khớp kéo dài có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng kéo theo tại các bộ phận và nhiễm trùng máu.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mạch máu tại nơi viêm khớp sẽ gây tắc nghẽn và tim phải hoạt động nhiều hơn để đủ máu vận hành cơ thể.
Điều trị viêm đa khớp
Dùng thuốc
Các nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, chống yếu tố RF, làm giãn cơ, hỗ trợ lưu thông máu, bồi bổ gan thận, làm chậm quá trình lão hóa xương khớp, cải thiện vận động,… được sử dụng. Những thuốc này có thể được sử dụng dưới dạng thuốc tây y hoặc đông y tùy thuộc từng trường hợp cụ thể.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể cải thiện khả năng vận động và củng cố cơ bắp quanh khớp. Người bệnh có thể mang nẹp hoặc niềng theo chỉ định. Ngoài ra có thể sử dụng các liệu pháp chườm nóng, chườm lạnh, massage tại vị trí khớp tổn thương để làm dịu cơn đau tức thời.
Phẫu thuật chữa viêm đa khớp
Nếu các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật như:
- Loại bỏ màng hoạt dịch bị sưng tấy, đặc biệt các cổ tay, bàn tay và ngón tay.
- Thay thế khớp, loại bỏ khớp hư hỏng để thay bằng khớp nhân tạo
- Hợp nhất khớp: dành cho các khớp nhỏ như khớp cổ tay, mắt cá chân và ngón tay bằng cách loại bỏ hai đầu xương trong ổ khớp và kết nối với nhau cho đến khi hai đầu xương lành lại như một khối rắn chắc.

Cách phòng ngừa bệnh viêm đa khớp
Biết cách phòng bệnh từ sớm sẽ góp phần giảm nguy cơ viêm đa khớp. Dưới đây là những gợi ý giúp phòng tránh căn bệnh xương khớp nguy hiểm này:
- Duy trì cân nặng phù hợp, tránh gây áp lực lên các khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh, tăng cường bổ sung rau củ quả, trái cây, các loại hạt, cá… Nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm tinh chế.
- Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường sức khỏe toàn thân và giúp các khớp dẻo dai.
- Từ bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
- Tránh mang vác đồ nặng, làm việc sai tư thế hay các thói quen xấu ảnh hưởng đến xương khớp như bẻ ngón chân, bẻ ngón tay…
- Giữ ấm cho cơ thể, nhất là vào thời điểm giao mùa.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe.
Leave a reply