Viêm da tiết bã ở trẻ là một bệnh khá phổ biến. Bệnh khiến cho da trở nên khô ráp hơn khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy và thường xuyên quấy khóc. Phần lớn bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên với những trẻ có làn da nhạy cảm mà không được điều trị kịp thời có thể khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến bội nhiễm.
Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Viêm da tiết bã gây ra các vảy nhờn, màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Bệnh này rất phổ biến ở trẻ nhỏ và dễ điều trị. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh không phải là triệu chứng của một loại bệnh hoặc do chăm sóc vệ sinh cho trẻ không tốt.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã ở trẻ
Bệnh xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh do nhiều nguyên nhân như:
- Do hormone từ mẹ: Trong quá trình mang thai, thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng cùng hormone từ mẹ truyền đến khi trẻ sinh ra. Những hormone này cũng góp phần làm tăng sản xuất dầu trong tuyến dầu và nang lông, với trẻ sơ sinh thì vùng đầu với nhiều nang lông bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ngoài ra, các vùng da nách, bẹn, cổ, sau tai, chân mày,… cũng có thể bị viêm da tiết bã.
- Do nấm men: Trong điều kiện tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo môi trường ẩm ướt, một loại nấm men là malassezia có thể phát triển nhanh chóng cùng với vi khuẩn gây viêm da tiết bã.
- Do không dung nạp với sữa: Một số trẻ không dung nạp với gluten, các sản phẩm từ sữa dẫn đến kích ứng da và viêm da tiết bã.
- Do tiền sử gia đình: Thực tế, tiền sử gia đình bị dị ứng da, nhất là hai bố mẹ bị dị ứng da thì trẻ sinh da có nguy cơ cao bị viêm da tiết bã. Ngoài ra, bệnh lý này cũng làm tăng nguy cơ viêm da bã nhờn khác khi trẻ lớn hơn, điển hình là tình trạng gàu da đầu.

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiết bã ở trẻ
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da tiết bã ở trẻ là:
- Các mảng tróc hoặc vảy dày trên da đầu.
- Da đầu khô hoặc nhờn, bị bao phủ bởi các mảng gàu trắng và vàng.
- Mảng da bong ra.
- Có thể ửng đỏ.
Các vảy tương tự có thể thấy ở tai, lông mày, mũi và vùng bẹn.
Bệnh có nguy hiểm và kéo dài không?
Bệnh không gây nguy hiểm, chỉ gây ít nhiều khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ.
Viêm da tiết bã ở trẻ nhũ nhi có tiên lượng tốt, tự giới hạn và hầu hết đáp ứng rất tốt với điều trị tại chỗ thích hợp.
Với trẻ lớn vị thành niên và người lớn thì thường cần phải điều trị kéo dài hơn.

Cách điều trị viêm da vùng tiết bã ở trẻ
Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm da tiết bã gây nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ, cũng ảnh hưởng thẩm mỹ. Bệnh thường có tiên lượng tốt và đáp ứng điều trị tại chỗ, do đó cha mẹ nên điều trị sớm cho trẻ tránh bệnh kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
Điều trị viêm da tiết bã ở các vùng da khác
Thường viêm da tiết bã ở các vùng da khác ngoài đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không quá nặng, có thể điều trị bằng các loại thuốc như:
- Hydrocortisone 1% hay 2,5%.
- Desonide 0.05%.
- Thuốc chống nấm chứa Ketoconazole.
Lưu ý: Các chế phẩm có chứa acid salicylic không được sử dụng với trẻ sơ sinh bởi thành phần thuốc có thể hấp thụ qua da gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Thói quen sinh hoạt giúp tầm soát viêm da vùng tiết bã ở trẻ
Cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ bị viêm da tiết bã như:
- Vệ sinh vùng da đúng cách, đều đặn. Nên sử dụng các loại dầu gội đầu, sữa tắm dịu nhẹ, vừa làm giảm tình trạng đau rát, vừa cải thiện các mảng bám, bong tróc trên da.
- Tăng cường dưỡng ẩm cho trẻ giúp tăng cường độ ẩm của da, giảm tình trạng khô ráp và ức chế hiện tượng bong tróc.
- Cần sử dụng các chất làm mềm da dầu trước khi gội đầu cho trẻ. Điều này có thể hạn chế tổn thương da cũng như cải thiện các triệu chứng viêm da dầu.
- Cần tắm, vệ sinh da và gội đầu bằng nước ấm. Sử dụng các sản phẩm xà phòng, chất tẩy rửa dành riêng cho trẻ sơ sinh và rửa sạch xà phòng trên da của bé trước khi lau khô và mặc quần áo.
- Hạn chế làm tổn thương da trẻ, không cạo hoặc gãi các vảy da. Cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ để hạn chế vô tình làm tổn thương da.
- Cần massage nhẹ nhàng để làm mềm và giúp trẻ thư giãn.
- Đảm bảo bé ngủ đủ giấc, khoảng 14 – 17 tiếng mỗi ngày để hạn chế căng thẳng và bùng phát các triệu chứng viêm da dầu.
Ngoài ra, nếu thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm da như viêm da cơ địa hoặc viêm da dầu. Trường hợp này cần gặp bác sĩ chuyên ngành dinh dưỡng để kiểm tra và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Viêm da tiết bã xảy ra khá phổ biến trong dân số và có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh. Bệnh lý này không gây nguy hiểm cho sức khỏe tổng quát ngoại trừ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của đứa trẻ. Phụ huynh có thể an tâm rằng bệnh lý sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn trong một khoảng thời gian. Trong thời gian chờ bệnh khỏi hẳn, chúng ta cần có những biện pháp chăm sóc phù hợp cho trẻ.
Leave a reply