Bệnh viêm đường hô hấp dưới là nhóm bệnh lý hiện nay khá diễn ra phổ biến và chiếm đến 45% ca bệnh nhiễm trùng trong cộng đồng. Bệnh không được điều trị sớm có thể trở nặng dẫn đến những biến chứng khó lường.
Bệnh viêm đường hô hấp dưới là gì?
Viêm đường hô hấp dưới hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới là từ dùng để diễn tả chung về các tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phần đường hô hấp dưới, tức là từ thanh quản trở xuống (gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang). Các bệnh lý thường gặp là viêm phổi, viêm phế quản và bệnh lao.
Nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới có thể ảnh hưởng đến đường thở (viêm phế quản) hoặc xảy ra ở những phế nang ở cuối đường thở (viêm phổi).
Nguyên nhân gây bệnh
- Nguồn gây bệnh: Do tiếp xúc với môi trường độc hại có nhiều bụi, khói bụi, bụi than, hóa chất, khói thuốc lá…
- Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp: Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và nấm.
- Điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh bệnh: Sự thay đổi thời tiết, nhất là các thời điểm giao mùa Đông – Xuân, khí hậu ẩm ướt, áp suất không khí giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật có hại phát triển và gây bệnh.
Triệu chứng
dấu hiệu của viêm hô hấp dưới khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể giống với bệnh cảm lạnh thông thường như:
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Sốt nhẹ.
- Ho khan.
- Đau họng.
- Đau đầu, chóng mặt.
Trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở mức độ nặng, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng gồm:
- Ho dữ dội, ho có đờm.
- Sốt cao.
- Nhịp tim nhanh.
- Thở khò khè hoặc khó thở.
- Cảm thấy nặng hoặc đau ở ngực.
Biến chứng khi bị viêm đường hô hấp dưới
Hầu hết các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới không gây biến chứng nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu xảy ra biến chứng, nó sẽ rất nguy hiểm.
Các biến chứng có khả năng xảy ra bao gồm:
- Suy tim sung huyết.
- Suy hô hấp.
- Ngừng hô hấp.
- Nhiễm trùng huyết.
- Áp xe phổi.
Chuẩn đoán viêm đoán viêm đường hô hấp dưới
Để chẩn đoán các bệnh lý này, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe, nghe phổi, hỏi về các triệu chứng và thời gian mắc bệnh.
Bạn cũng cần làm một số xét nghiệm để giúp xác nhận chẩn đoán, chẳng hạn như:
- Đo độ bão hòa oxy (hay đo nồng độ oxy trong máu).
- Chụp X-quang ngực để kiểm tra bệnh viêm phổi.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra bạn có nhiễm virus hay vi khuẩn hay không.
- Lấy mẫu dịch nhầy để xác định vi khuẩn hay virus trong cơ thể (nếu có).
Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới
Thông thường, các bệnh lý về viêm đường hô hấp dưới thường tự khỏi, không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chuyển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm, vì thế không được chủ quan trước tình trạng này. Mỗi bệnh lý sẽ có những cách điều trị khác nhau:
- Viêm phế quản cấp: Để cải thiện tình trạng này bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, hạn chế sử dụng thuốc lá, chú trọng giữ ấm cơ thể và uống đủ nước, có thể bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng.
- Viêm phổi: Bệnh nhân cần uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu có biểu hiện của suy hô hấp cần can thiệp thở oxy kịp thời.
- Viêm tiểu phế quản: Hầu hết các trường hợp mắc phải đều tự khỏi mà không cần điều trị.
- Lao phổi: Bệnh nhân phải tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định, uống thường xuyên, uống đủ thời gian cần thiết.
Các bệnh lý về viêm đường hô hấp dưới khá phổ biến, vì thế nhiều người thường hay chủ quan. Trong khi bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ thì bạn cần thực hiện chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới sớm.
Phòng ngừa bệnh Viêm đường hô hấp dưới
Nguyên tắc chung để phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới là tránh để bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Điều này có thể được thực hiện qua các biện pháp sau:
- Che miệng khi ho hoặc hắt xì.
- Hạn chế tiếp xúc với người có mầm bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ để tránh mầm bệnh.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
- Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Tiêm vaccine Chủng ngừa phế cầu khuẩn, chủng ngừa virus.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt các bộ phận như cổ, ngực.
- Nâng cao hệ miễn dịch thông qua các hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh.
Viêm (nhiễm trùng) đường hô hấp dưới có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Viêm đường hô hấp dưới là một bệnh khá phổ biến, gây nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Triệu chứng điển hình của bệnh là ho đàm, đau đầu, có thể nóng sốt và khó thở ở vùng ngực. Bệnh có thể tự hồi phục sau 7 – 10 ngày nghỉ ngơi và điều trị hỗ trợ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh trở nặng, cấp thiết phải thăm khám bác sĩ sớm để thực hiện những xét nghiệm phù hợp và có hướng điều trị tốt nhất, tránh gây nguy hiểm tới tính mạng.