Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên. Đây là bệnh dễ tái phát nhiều lần do vậy khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lo lắng.
Viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan của đường hô hấp trên bao gồm: Mũi, hầu, họng, các xoang và thanh quản. Chức năng của đường hô hấp trên lấy không khí bên ngoài, làm ẩm và lọc khí trước khi đưa vào phổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số yếu tố nguy cơ khác có thể khiến dễ mắc bệnh hơn do làm tăng khả năng lây truyền bệnh hay ảnh hưởng đến hệ miễn dịch làm chúng yếu đi, bao gồm:
- Tổn thương đường dẫn khí hay khoang mũi.
- Không rửa tay thường xuyên.
- Tiếp xúc với nhiều người, đến nơi đông người như sân bay, trạm xe…
- Có các bệnh lý tự miễn.
- Đã cắt bỏ amidan hay nạo VA.
- Hút thuốc lá.
- Suy giảm hệ miễn dịch do một số bệnh lý (như HIV), phẫu thuật ghép tạng, sử dụng một số thuốc (như corticosteroid dài hạn)…

Dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên
Các dấu hiệu này có thể có mức độ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh:
- Ho.
- Sốt.
- Khàn giọng, mất giọng.
- Đau họng, đặc biệt đau hơn khi nuốt.
- Sưng amidan.
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng.
- Mắt đỏ.
- Sổ mũi.
- Chảy dịch mũi (thường là khi nhiễm virus).
- Khó thở.
- Viêm họng.
- Hơi thở có mùi.
- Sưng hạch bạch huyết.
Biến chứng có thể gặp khi viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên có thể dẫn đến suy hô hấp khi nồng độ CO2 trong máu quá cao và tình trạng này sẽ nặng hơn nếu bệnh nhân có bệnh tim/phổi mạn tính.
- Bên cạnh đó, nhiễm trùng hô hấp nếu không được điều trị triệt để có thể lan sang các mô, cơ quan khác và lan vào máu gây nhiễm trùng máu. Tuy nhiên, các trường hợp này thường rất hiếm khi xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
- Xét nghiệm dịch mũi họng, xét nghiệm đàm để tìm vi khuẩn.
- Xét nghiệm máu.
- Nội soi thanh quản trực tiếp.
- Nuôi cấy tế bào, xét nghiệm PCR.
- Đo nồng độ oxy bão hòa trong máu.
- Trong một số trường hợp nghi ngờ có biến chứng sang các vùng xung quanh, có thể cần phải chụp CT, MRI, X quang phổi, chụp xoang.
Biện pháp điều trị bệnh
Bệnh có nguyên nhân chủ yếu là do virus nên thông thường chỉ dùng thuốc để điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên. Nhưng một sốt trường hợp nguyên nhân do vi trùng nên cần uống kháng sinh.
Các thuốc thường dùng:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm NSAIDs: Điều trị sốt cao và tai biến co giật do sốt cao, kháng viêm trong đau họng, ho đàm,…
- Thuốc kháng H1: Giảm triệu chứng chảy nước mũi.
- Bổ sung một số chất giúp tăng đề kháng cơ thể: Vitamin C, nước cam chanh… giúp cơ thể nhanh đào thải virus.
Mẹo dân gian điều trị viêm đường hô hấp trên
- Gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, chữa ho và làm sạch cổ họng, giữ ấm cơ thể. Nếu có triệu chứng ho nhiều, đau rát cổ họng và đau tức ngực, hãy thử dùng 1-2 tách trà gừng ấm pha với ít nước cốt chanh và mật ong sẽ cảm thấy dịu nhẹ hơn hẳn.
- Tràm: Lá tràm tính ấm, vị cay, mùi thơm dễ chịu, có tác dụng giảm ho, trừ thấp, giảm đau. Để chữa các chứng sổ mũi, hắt hơi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt, ho có đờm cho trẻ em có thể dùng cành lá tươi sắc hoặc hãm nước sôi uống với liều 20g trong 1 lít.
- Sả: Kết hợp lá sả non, mật ong, quế, hạt tiêu, nước cốt chanh và lá bạc hà thành trà sả có công dụng thông mũi họng, giúp trẻ nhỏ dễ thở hơn, giữ ấm toàn thân và làm dịu cơn ho hiệu quả.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, vì vậy, biện pháp phòng bệnh được đặt lên hàng đầu:
Các biện pháp khác để ngăn ngừa sự lây truyền tác nhân gây bệnh như:
- Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc khi tiếp xúc với người bệnh.
- Tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh.
- Vệ sinh các vật dụng cá nhân, các đồ dùng công cộng.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì.
- Tập cai thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
- Hạn chế đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh, đặc biệt là thói quen rửa tay trước khi ăn để diệt trừ virus.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ mọi dưỡng chất để chủ động hơn trong việc tăng sức đề kháng cho bé.
- Tiêm vắc xin phòng cúm được khuyến cáo cho một số đối tượng như người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…
- Tiêm đầy đủ mọi chương trình tiêm chủng quốc gia.
Viêm đường hô hấp trên là bệnh ít nguy hiểm và diễn biến nặng hơn so với viêm đường hô hấp dưới. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, người già, những người ở vùng không khí ô nhiễm hoặc có miễn dịch yếu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy nên, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Điều trị sớm có thêm cơ hội chữa bệnh hiểu quả. Ngoài ra, hãy thiết lập một cuộc sống khoa học giúp hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe.