Viêm đường tiết niệu là một bệnh thường gặp do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Bệnh gây những ảnh hưởng đến sinh hoạt và nguy hại đến sức khỏe. Chữa viêm đường tiết niệu bao lâu thì khỏi là băn khoăn của nhiều người bệnh.
Viêm đường tiết niệu là do đâu?
Thông qua niệu đạo, các vi khuẩn sẽ thâm nhập vào hệ tiết niệu và tấn công đến bàng quang gây viêm đường tiết niệu. Ngoài thủ phạm hàng đầu là vi khuẩn E.coli là vi khuẩn ký sinh trong đường ruột còn phải kể đến những yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ dẫn tới bệnh lý này, bao gồm:
- Quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh: Quan hệ với người bị viêm đường tiết niệu, tư thế giao hợp dễ gây viêm bàng quang,…
- Phụ nữ có tỷ lệ viêm đường tiết niệu cao hơn so với nam giới do bộ phận này của phụ nữ có cấu trúc thẳng, ngắn hơn và nằm gần hậu môn.
- Mắc bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng từ hậu môn tới niệu đạo là do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Bên cạnh đó, do niệu đạo ở nữ giới nằm gần âm đạo nên nếu người bệnh bị mắc các bệnh lý lây qua đường tình dục như herpes, lậu, mycoplasma và chlamydia,… cũng có thể lây sang niệu đạo.
Ảnh hưởng của bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu, bệnh xảy ra với mọi đối tượng và gây ra những hậu quả nặng nề nếu không kịp thời chữa trị sớm.
- Nếu không được điều trị vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang, khiến nhiễm trùng thận, tổn thương thận…
- Viêm đường tiết niệu có thể gây tổn thương trong ống niệu đạo. Viêm nhiễm lâu ngày trên ống niệu đạo có thể để lại sẹo, gây hẹp niệu đạo, tiểu tiện khó khăn.
- Các vi khuẩn trong niệu đạo có thể dễ dàng xâm nhập tinh hoàn, bàng quang, ống dẫn tinh,… gây viêm nhiễm nhiều bộ phận.
- Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến chức năng sinh dục của người bệnh: Đối với nam khi cương cứng và xuất tinh đều cảm thấy rất đau, tinh dịch có máu. Với nữ, viêm đường tiết niệu gây nên đau khi quan hệ tình dục, giảm chất lượng tình dục của vợ chồng.
Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
Khi bệnh trong giai đoạn mãn tính, triệu chứng bệnh sẽ ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng cách, tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm. Trong giai đoạn cấp, bệnh lý này gây sốt cao, mệt mỏi, tiểu buốt, nước tiểu có máu và mủ.
Trường hợp bị viêm nhiễm đường tiết niệu, nên được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Vì bệnh lý này không thể tự khỏi nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. Tâm lý chủ quan của bệnh nhân sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, khiến máu bị nhiễm trùng, thậm chí là tử vong.
Ngoài ra, nếu thai phụ bị viêm đường tiết niệu, trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân, ốm yếu hoặc mắc nhiều dị tật bẩm sinh. Với người trưởng thành, bệnh này là thủ phạm gây vô sinh, sinh non, sẩy thai. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị dứt điểm.
Phương pháp hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn – tác nhân gây bệnh, những cách sau sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát được triệu chứng viêm đường tiết niệu một cách hiệu quả:
- Uống đủ nước mỗi ngày để gia tăng lượng nước tiểu rửa trôi vi khuẩn ra ngoài.
- Cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua các loại trái cây nhiều Vitamin C như cam, chanh, bưởi.
- Tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, phô mai,…
- Thay vì tắm bồn, bạn nên tắm dưới vòi sen.
- Mặc quần áo thông thoáng, thoải mái có chất liệu co giãn, hút ẩm tốt.
- Không nên nhịn tiểu lâu.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách: không thụt rửa quá sâu tránh làm tổn thương khu vực này, lựa chọn sản phẩm vệ sinh vùng kín êm dịu, có độ pH phù hợp. Ngoài ra sau khi đi cầu, nên lau từ trước ra sau để tránh việc vi khuẩn sẽ xâm nhập từ hậu môn đến niệu đạo.
- Nên đi tiểu và vệ sinh vùng kín trước và cả sau khi giao hợp.
- Quan hệ tình dục lành mạnh: không nên giao hợp qua hậu môn, chỉ nên có 1 bạn tình, dùng cách biện pháp an toàn khi quan hệ.
Viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi, các biến chứng nguy hiểm sẽ xuất hiện nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị kịp thời nếu bệnh nhân sớm phát hiện dấu hiệu và chủ động đi khám bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc vì có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.