Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý rất hay gặp trong cuộc sống hiện nay nhưng thường bị bỏ qua do tâm lý chủ quan. Chế độ ăn viêm đường tiết niệu hợp lý sẽ là cách đơn giản nhất để bạn phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu qủa.
Tầm quan trọng của chế độ ăn với bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng đường tiểu do vi khuẩn E.coli gây ra. Căn bệnh này có thể tấn cả cơ quan sinh dục của cả nam và nữ.
Khi bị viêm đường tiết niệu bệnh nhân thường có cảm giác buồn tiểu nhưng khó tiểu. Kèm triệu chứng châm chích ở bộ phận sinh dục.
Viêm đường tiết niệu không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiểu quả. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể khỏa mạnh hơn.
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
Người bị bệnh viêm đường tiết niệu cần chú ý bổ sung các loại đồ ăn, thức uống sau đây:
Trái cây và rau xanh
Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đồng thời cũng tăng lượng nước cho cơ thể và hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, giúp thải độc và phòng chống các triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu.
Tăng cường vitamin C
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp người bệnh viêm đường tiết niệu tăng sức đề kháng, giúp ức chế, hạn chế vi khuẩn gây bệnh mà nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu chính là khuẩn E-coli. Do đó ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C sẽ góp phần hỗ trợ điều trị bệnh được nhanh chóng hơn.
Tỏi
Tỏi vốn là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, giúp tiêu diệt vi khuẩn trong đó có vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu. Người bệnh có thể ăn tỏi sống hoặc dùng tỏi pha trà uống.
Dấm táo
Dấm táo có những enzym, dưỡng chất thiết yếu như kali hỗ trợ ức chế vi khuẩn E.Coli phát triển mạnh. Loại dấm này còn chứa lượng axit axetic có tác dụng thúc đẩy sự phát triển các vi khuẩn tốt và tiêu diệt các vi khuẩn xấu. Mỗi ngày, người bệnh có thể hòa 2 muỗng dấm táo vào ly nước sạch rồi thêm một ít nước cốt chanh, mật ong trộn đều, uống 2 lần/ngày.
Thực phẩm giàu Probiotic
Probiotic được biết đến là một loại men vi sinh tốt rất có lợi cho đường tiêu hóa nhưng chúng không có sẵn trong cơ thể mà thường được bổ sung từ các loại thực phẩm (sữa chua, sữa uống men sống, thực phẩm lên men, nấm thủy sâm, kim chi…).
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể
Khi không uống đủ nước, các độc tố sẽ không được đào thải ra ngoài. Do đó, mỗi ngày, người bệnh cần bổ sung nước đủ nước cho cơ thể, khoảng 2,5l/ngày. Điều này sẽ giúp cơ thể được thanh lọc, giảm tình tình trạng viêm nhiễm nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Viêm đường tiết niệu cần kiêng gì?
Để quá trình điều trị thuận lợi hơn, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có thể tác động xấu đến đường tiết niệu sau đây:
Thực phẩm nhiều đường, muối
Những thực phẩm nhiều đường muối như bánh kẹo tốt nhất là bạn nên tránh xa nếu bị viêm đường tiết niệu. Khi sử dụng những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng viêm đường tiết niệu càng trở nên xấu hơn.
Cà phê
Các loại thức uống chứa caffeine sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn, khiến tình trạng viêm đường tiểu trở nên trầm trọng. Người uống trên 2 ly cà phê mỗi ngày có khả năng viêm đường tiết niệu cao hơn 64% so với người không uống.
Chocolate
Tương tự cà phê, chocolate cũng có chứa một lượng caffeine nhất định. Tuy không nhiều nhưng chocolate vẫn đủ để kích thích bàng quang của người bệnh viêm đường tiểu hoạt động. Vì thế, bạn cần nói không với chocolate, thay thế bằng một số loại thức ăn ngọt phù hợp hơn.
Rượu
Rượu và những loại thức ăn chứa cồn sẽ tạo ra một lượng nước tiểu nhanh chóng, gây áp lực lên bàng quang, khiến trương lực cơ xương chậu bị suy yếu. Ngoài ra, rượu còn lại tác nhân gây kích thích bàng quang, nhất là ở người bệnh viêm đường tiểu. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần hạn chế sử dụng bia rượu nhằm tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng.
Hải sản
Đồ hải sản chứa rất nhiều dưỡng chất nhưng lại không phù hợp với những người bị viêm đường tiết niệu. Ăn nhiều những loại thực phẩm này sẽ khiến vùng kín bị ẩm ướt, ngứa ngáy và gây khó khăn trong điều trị.
Đồ ăn cay
Các món ăn có vị cay có thể khiến bàng quang bị kích thích, thậm chí là làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Do đó, thay vì sử dụng các loại gia vị như tiêu, ớt để chế biến món ăn, bạn nên dùng các loại thảo mộc lành tính có thể tạo vị cay như hương thảo hoặc húng tây.

Lời khuyên về sinh hoạt cho người bệnh
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày: Bạn có thể uống nước lọc hay nước ép để giúp thanh lọc đường tiểu, hỗ trợ điều trị.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Nữ giới nên lau chùi từ trước ra sau, không thụt rửa hay xịt nước sâu vào trong âm đạo. Người bệnh nên tắm bằng vòi sen hơn là tắm bồn, mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần bó chật.
- Kiêng quan hệ tình dục: Trong quá trình điều trị bệnh, bạn nên tránh quan hệ tình dục vì có thể làm triệu chứng trở nặng.
- Không nhịn tiểu: Người bệnh cần tiểu thường xuyên để làm rỗng bàng quang hoàn toàn.
- Lưu ý khi dùng thuốc tránh thai: Một số loại thuốc tránh thai có khả năng tương tác với một số loại thuốc kháng sinh. Vì thế, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai.
Leave a reply