Viêm đường tiết niệu sau sinh là bệnh lý thường gặp ở các chị em sau khi trải qua quá trình mang thai và đẻ con. Bao gồm các biểu hiện viêm nhiễm, ngứa mô mềm, khó tiểu tiện…Việc tìm hiểu thật kỹ về bệnh là điều các bà mẹ nên làm và cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh về sau.
Viêm đường tiết niệu sau sinh là gì?
Viêm đường tiết niệu sau sinh là tình trạng thường diễn ra trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Do đặc thù của quá trình sinh nở nên phụ nữ sinh bằng phương pháp sinh mổ sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu hơn phụ nữ sinh con theo ngả âm đạo (sinh thường).
Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI) là tình trạng các bộ phận của hệ tiết niệu (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang) bị vi khuẩn tấn công, điển hình nhất là vi khuẩn E.Coli.
Thông thường, nhiễm trùng tiểu sẽ xuất hiện ở đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo). Sau đó vi khuẩn có thể theo niệu đạo, xâm nhập lên thận gây viêm thận cấp tính hay mạn tính. Đặc biệt, do cấu tạo niệu đạo ngắn, nên phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới.
Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu sau sinh
Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu gây nhiễm trùng. Đối với phụ nữ sau sinh, nguy cơ bị viêm nhiễm càng cao hơn, bởi vì:
- Niệu đạo của phụ nữ ngắn (khoảng 4cm) nên vi khuẩn rất dễ tấn công bàng quang.
- Cơ sản chậu giúp giữ không cho rò rỉ nước tiểu trở nên suy yếu sau kỳ sinh nở, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn dễ xảy ra.
- Bàng quang của phụ nữ mang thai hoạt động kém hơn, nước tiểu không thoát hết ra ngoài dễ chảy ngược lại niệu quản, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Đối với trường hợp sinh mổ, trong quá trình bác sĩ rạch sâu vào tử cung, đường tiết niệu bị tác động, các mẹ dễ bị viêm đường tiết niệu sau sinh mổ. Thêm vào đó, sản dịch sau sinh mổ phần lớn đào thải qua âm đạo khiến môi trường này luôn ẩm ướt, càng dễ gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của viêm đường tiết niệu sau sinh
Khi mắc phải căn bệnh này, các sản phụ thường có các triệu chứng như:
- Sản phụ thường phải đi tiểu rất nhiều lần, liên tục buồn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu rất ít, khi tiểu tiện thì bị ngứa rát, đau buốt, nước tiểu bị đổi màu.
- Người bệnh đau âm ỉ vùng bụng dưới và lưng, bụng dưới nặng.
- Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, buồn nôn, ớn lạnh.

Viêm đường tiết niệu ở nữ sau sinh có nguy hiểm hay không?
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hằng ngày mà nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ, chị em khó có thể đậu thai ở lần sau.
- Phụ nữ sau sinh nếu bị đường tiết niệu luôn trong tình trạng tiểu buốt, thậm chí tiểu ra máu nên khi quan hệ tình dục thường bị đau đớn, gây ảnh hưởng tới cảm xúc trong chuyện chăn gối.
- Viêm đường tiết niệu sau sinh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị triệt để có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.
- Khi viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính thì hậu quả tất yếu là dẫn tới suy thận mạn tính.
Chẩn đoán viêm đường tiết niệu sau sinh
Trước khi đưa ra phác đồ chữa viêm tiết niệu sau sinh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho sản phụ thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như sau:
- Phân tích mẫu nước tiểu: Việc lấy mẫu nước tiểu sẽ giúp bác sĩ tìm ra tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn để xác định tình trạng viêm nhiễm của bạn.
- Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm: Xét nghiệm này chỉ ra loại vi khuẩn đang gây nhiễm trùng cho bạn để quyết định loại thuốc phù hợp.
- Chẩn đoán hình ảnh: Thông qua các chỉ định siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), bác sĩ sẽ khảo sát đường tiết niệu để tìm ra điểm bất thường về cấu trúc.
- Nội soi: Nếu bạn bị nhiễm trùng tiểu thường xuyên, bác sĩ có thể tiến hành nội soi bàng quang để kiểm tra, đánh giá tình trạng nhiễm trùng hoặc lấy các mẫu mô, nước tiểu phục vụ cho mục đích khảo sát sâu hơn.
Điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh
Ngay khi các chị em phát hiện các dấu hiệu của bệnh thì nên tiến hành thăm khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Tùy vào tính chất, diễn biến của tình trạng viêm nhiễm chị em đang gặp phải mà các bác sĩ có thể chỉ định các phác đồ điều trị khác nhau:
Đối với trường hợp viêm nhiễm nhẹ
Nếu chị em chỉ bị viêm nhiễm nhẹ hoặc mới có dấu hiệu xuất hiện cầu khuẩn chứ chưa ảnh hưởng nhiều đến cơ thể, diễn biến bệnh chậm thì bác sĩ sẽ hạn chế dùng kháng sinh. Các loại kháng sinh đều có ảnh hưởng không tốt đến sữa mẹ và dễ khiến các mẹ trong thời kỳ bú mẹ bị giảm đề kháng.
Lúc này các chị em sẽ được chỉ định điều dưỡng cơ thể bằng các phương pháp tự nhiên như uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày để thải ra vi khuẩn theo đường nước tiểu. Ngoài ra chị em sẽ được tư vấn sử dụng các loại rau củ quả giàu vitamin C để cơ thể kìm hãm sự phát triển của cầu khuẩn niệu đạo, tăng sức đề kháng tự nhiên.
Lưu ý rằng chị em không nên nhịn tiểu và cần tái khám ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường khác.
Đối với các trường hợp viêm nhiễm nặng
Nếu chị em phát hiện trong giai đoạn bệnh đã trở nặng và diễn biến phức tạp thì việc sử dụng thuốc là điều dĩ nhiên. Bác sĩ có thể kê các đơn thuốc thảo dược, hạ sốt, giảm đau hoặc kháng sinh tiêu viêm.
Lúc này các chị em cần tránh tuyệt đối tâm lý cố gắng chịu đựng bệnh nhằm duy trì sữa cho con. Thực tế thì việc mẹ không điều trị viêm niệu đạo sớm chỉ khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, thậm chí là gây suy thận và tệ hơn là khiến nguồn sữa mẹ không còn đảm bảo chất lượng nữa. Các chị em nên xác định tinh thần chữa bệnh viêm niệu đạo cho mình cũng là giúp con được phát triển an toàn trong thời kỳ sơ sinh.
Mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả nhanh chóng
- Ngải cứu: Ngải cứu là dược liệu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm và được quy vào kinh Can, Thận, Tỳ. Với tính vị đó, sử dụng ngải cứu có tác dụng ôn kinh, chỉ huyết, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh về thận, niệu đạo, bàng quang.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá có tính lạnh, vị tanh và có tác dụng kinh phế. Từ đó hỗ trợ điều trị một số một số bệnh lý như: Viêm bàng quang, u nhọt, bí tiểu… Ngoài ra, sử dụng rau diếp cá còn có công dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu sau sinh hiệu quả.
- Giấm táo: Theo các chuyên gia y tế, giấm táo là một loại kháng sinh tự nhiên, thường được ứng dụng để làm đẹp da, trị mụn. Bên cạnh đó, hàm lượng Enzyme có trong giấm táo có khả năng kháng khuẩn và điều trị viêm đường niệu đạo rất tốt.
- Lá trầu không: Trong Đông y, lá trầu không chứa hàm lượng kháng sinh dồi dào. Từ đó có tác dụng khử mùi hôi, kháng khuẩn. Đồng thời làm giảm các triệu chứng do viêm đường niệu đạo gây ra. Sử dụng lá trầu không làm mẹo chữa viêm đường tiết niệu sau sinh vừa giúp tiết kiệm thời gian, chi phí điều trị, vừa mang hiệu quả điều trị cao cho các mẹ bỉm sữa.

Biện pháp phong ngừa viêm đường tiết niệu sau sinh
Để phòng ngừa viêm đường tiết niệu sau sinh, các mẹ hãy tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Uống nhiều nước để bài thải dần vi khuẩn ra khỏi hệ bài tiết.
- Uống các loại nước trái cây, đặc biệt là trái nam việt quất. Các nhà khoa học đã chứng minh trong nước ép nam việt quyết giúp dự phòng viêm đường tiết niệu.
- Bổ sung vitamin C cho cơ thể để giúp phá hủy các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh vùng kín thật tốt. Giai đoạn sau sinh sản dịch còn tiết ra nhiều thì chị em càng phải đặc biệt chú ý hơn.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi bởi dễ gây dị ứng, viêm nhiễm.
- Mặc quần áo thông thoáng để vùng kín luôn khô ráo.
- Giữ vệ sinh sau khi sinh hoạt vợ chồng, đi tiểu sau mỗi lần quan hệ để tống vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu.
Viêm đường tiết niệu ở nữ nếu không sớm điều trị thì sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh và thậm chí là dẫn tới những biến chứng khó lường. Do vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần đến các cơ sở uy tín thăm khám và điều trị kịp thời. Song chị em lại khá chủ quan với căn bệnh này nên đã gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nữ giới. Cần thận trọng hơn trong việc chăm sóc và vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp mẹ đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh nhé.
Leave a reply