Viêm gân gấp ngón tay cái là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến vận động của ngón tay cái, làm hạn chế khả năng lao động và chức năng của ngón tay này. Người bệnh cần chữa trị bệnh sớm để hạn chế rủi ro về sức khỏe, nhanh chóng lấy lại tầm vận động của ngón tay.
Viêm gân gấp ngón cái là gì?
Bệnh viêm gân gấp ngón cái xảy ra do tình trạng viêm bao gân ở ngón tay, gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp còn xuất hiện hạt xơ trong bao gân, khiến di động gân qua vị trí hạt xơ bị cản trở. Mỗi lần người bệnh gấp, duỗi ngón tay cái rất khó khăn, hạn chế, phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra.
Nguyên nhân viêm gân gấp ngón tay cái
- Một số nghề nghiệp có nhiều nguy cơ mắc bệnh như giáo viên, nông dân, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công… Họ phải sử dụng ngón tay cái nhiều, thường xuyên thực hiện những động tác véo, nắm,… dẫn đến bị viêm gân.
- Do chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày hoặc khi chơi thể thao.
- Biến chứng từ một số bệnh lý như tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, gout…

Triệu chứng viêm gấp ngón cái ngón
Các triệu chứng của viêm gân duỗi ngón tay cái có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột, bao gồm:
- Đau kèm sưng dọc mặt sau của ngón tay cái.
- Đau, tê bì quanh phần gốc ngón tay cái, phía ngoài của mu bàn tay và cổ tay. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không được điều trị, cơn đau có thể lan lên mặt ngoài cẳng tay.
- Khó cử động ngón tay cái và cổ tay, hạn chế động tác dạng và duỗi ngón cái. Cầm nắm đồ vật và các cử động khác của ngón tay cái và cổ tay làm trầm trọng thêm cơn đau.
Trong giai đoạn muộn hơn của bệnh, gân duỗi ngón cái có thể xơ cứng gần như toàn bộ, có thể cảm nhận được tiếng lục cục hay lạo xạo khi vận động, cảm giác bị dính lại hay giật cục khi thực hiện động tác của ngón cái.
Chẩn đoán viêm gân gấp ngón cái
Qua thăm khám lâm sàng, khi nghi ngờ mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh như:
- Siêu âm với đầu dò tần số > 7.5 – 20MHz: Giúp bác sĩ thấy gân, bao gân dày lên, dịch bao quanh và hình ảnh hạt xơ trong bao gân.
- Chụp X-quang: Thường không có dấu hiệu gì đặc biệt.
- Chụp MRI: Giúp bác sĩ phát hiện chất tiết, tràn dịch hay sưng tấy của bao gân, cấu trúc và chất lượng của gân có thể thay đổi.
- Xét nghiệm máu cho kết quả bạch cầu, tốc độ máu lắng tăng cao.
Điều trị viêm gân gấp ngón cái
Điều trị viêm gân gấp ngón cái nhằm mục đích giảm viêm, duy trì cử động ngón tay cái, ngăn ngừa tái phát bệnh. Nếu bạn bắt đầu điều trị sớm, các triệu chứng của bạn sẽ nhanh chóng cải thiện.
Biện pháp điều trị nội khoa
Một số biện pháp khắc phục tại nhà và thay đổi lối sống như:
- Cố định ngón tay cái và cổ tay, giữ thẳng bằng nẹp để giúp gân của bạn được nghỉ ngơi.
- Tránh các cử động ngón tay cái lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt giúp thuyên giảm triệu chứng.
- Chườm lạnh ở cổ tay và ngón cái.
- Sử dụng siêu âm, laser màu, xung điện kích thích thần kinh qua da.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp bệnh ở mức độ nặng, đã áp dụng những phương pháp điều trị khác thất bại hay kéo dài nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bao gân duỗi, giải phóng gân tại vị trí khoang gân duỗi bị viêm.
Nguy cơ có khả năng xảy sau phẫu thuật là tác dụng của thuốc gây mê/tê lên hệ thống tim mạch và hô hấp như rối loạn nhịp tim, suy hô hấp…, có thể được xử trí cấp cứu tùy từng trường hợp cụ thể. Các nguy cơ tiềm ẩn khác của phẫu thuật cũng được ghi nhận gồm:
- Chảy máu.
- Nhiễm trùng.
- Tổn thương dây thần kinh cảm giác của ngón tay.
- Chấn thương cơ gân cơ, mạch máu, dây chằng hay những cấu trúc khác.
- Lành sẹo xấu và sẹo tăng dị cảm.

Biện pháp phòng ngừa
- Tránh những hoạt động ngón tay, bàn tay lặp đi lặp lại trong thời gian dài, nhất những động tác phải thường xuyên gồng ngón tay cái.
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện những bài tập dành cho gân khớp vùng ngón cái, bàn tay.
- Tránh xoa bóp rượu thuốc và dầu nóng vì dễ khiến tình trạng viêm nặng hơn.
- Vì viêm gân gấp ngón cái có thể là biến chứng từ bệnh tiểu đường, viêm khớp… nên người bệnh cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh, ngăn ngừa biến chứng viêm gân ngón cái.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trong chế độ ăn uống mỗi ngày, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi và vitamin C.