Viêm giác mạc là tình trạng mà giác mạc, có dạng vòm tròn, trong suốt, che mống mắt và đồng tử trở nên sưng phù hoặc viêm, làm cho mắt đỏ, đau và ảnh hưởng đến thị lực. Viêm giác mạc có khi đi kèm với loét giác mạc còn được gọi là viêm loét giác mạc.
Viêm giác mạc là bệnh gì?
Giác mạc là một mảnh mô mỏng trong suốt có hình vòm nằm phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi vào trong mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt.
Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus nấm xâm nhập, hoặc ký sinh trùng.
Khi giác mạc bị tổn thương sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng. Viêm giác mạc nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể có nguy cơ gây mù lòa cao, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể và glocom.
Nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm giác mạc, các nguyên nhân này được xếp thành các nhóm chính sau đây:
- Viêm giác mạc nông: Tác nhân gây bệnh thường do vi rút như Herpes, Zona, Adeno vi rút. Viêm giác mạc nông cũng có thể gặp trong những bệnh cấp tính hoặc mạn tính của mi và kết mạc như rối loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc.
- Viêm giác mạc sâu: Tác nhân có thể là vi khuẩn lao, giang mai, phong, vi rút, độc tố… theo đường máu hoặc dây thần kinh đến gây bệnh.
- Chấn thương: Rách, xước giác mạc, dị vật tác động.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Bên cạnh các nguyên nhân được đề cập ở trên, bạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn người khác nếu có những yếu tố sau:
- Hệ miễn dịch kém.
- Khí hậu nơi sinh sống nóng ẩm.
- Đã từng bị chấn thương mắt trong quá khứ.

Triệu chứng viêm giác mạc
Khi mắt của bạn xuất hiện các dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng đến các phòng khám mắt hoặc Bệnh viện chuyên khoa mắt để chẩn đoán bệnh kịp thời:
- Khó chịu, mỏi mắt, có cảm giác có dị vật trong mắt.
- Đau nhức âm ỉ trong mắt, cảm giác mắt nóng rát.
- Chói mắt, sợ ánh sáng.
- Chảy nước mắt nhiều.
- Mắt đỏ, cảm giác nhìn mờ.
- Đục giác mạc, vùng trung tâm giác mạc thường xuất hiện những đốm trắng.
- Sưng nề mi mắt, khó mở mắt.
- Nhiều ghèn, dử mắt màu trắng vàng hoặc vàng.
Biến chứng do bệnh gây ra
Những biến chứng có thể gặp của viêm giác mạc bao gồm:
- Viêm giác mạc mạn tính.
- Nhiễm virus mạn tính hoặc tái phát ở giác mạc.
- Loét giác mạc, thủng giác mạc.
- Viêm mủ nội nhãn.
- Sẹo giác mạc.
- Giảm thị lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
- Mù.
Biện pháp điều trị bệnh
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị viêm giác mạc có thể khác nhau, chẳng hạn như:
- Do đeo kính áp tròng: Đừng sử dụng cặp kính khiến mắt bạn bị kích ứng, đồng thời tránh dùng kính áp tròng cho đến khi tình trạng mắt được cải thiện.
- Do nhiễm khuẩn: Cần dùng kháng sinh tùy theo nguyên nhân hoặc phổ rộng (Ofloxacin, Gentamycin,…).
- Do nhiễm nấm: Thuốc kháng nấm sẽ được áp dụng trong vài tháng để đối phó với trường hợp này. Nếu bệnh không có dấu hiệu cải thiện, bạn có thể cần đến phẫu thuật.
- Nhiễm virus: Thuốc nhỏ mắt trị viêm giác mạc có tính kháng virus là lựa chọn điều trị hàng đầu đối với tình trạng này. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ cũng có thể kết hợp thêm với thuốc kháng virus dạng uống. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc đặc trị cho chủng Herpes simplex gây bệnh vẫn chưa được tìm ra nên tình trạng này hoàn toàn có khả năng tái phát, ngay cả khi bạn đã điều trị thành công.
- Do nhiễm ký sinh trùng: Tình trạng này được đánh giá là khó điều trị nhất. Người bị viêm do ký sinh trùng sẽ cần được phẫu thuật hoặc áp dụng phác đồ điều trị khẩn cấp.
Trong trường hợp những cách thông thường không đem lại hiệu quả như mong đợi hoặc lớp màng bảo vệ này đã bị thương tổn nghiêm trọng, ghép giác mạc sẽ là lựa chọn điều trị cuối cùng.

Phương pháp phòng ngừa viêm giác mạc
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Cần sử dụng phương tiện bảo hộ lao động.
- Cần điều trị các bệnh mắt có nguy cơ gây viêm loét giác mạc: Mổ quặm, điều trị khô mắt do thiếu vitamin A; chăm sóc mắt trong các trường hợp liệt dây thần kinh VII, III, V.
- Chọn kính áp tròng đeo hàng ngày và lấy ra trước khi đi ngủ.
- Chỉ sử dụng các sản phẩm vô trùng được sản xuất đặc biệt để chăm sóc kính áp tròng và sử dụng các sản phẩm chăm sóc thấu kính được sản xuất cho loại thấu kính bạn đeo.
- Nhẹ nhàng chà xát thấu kính trong quá trình làm sạch để nâng cao hiệu quả làm sạch của dung dịch kính áp tròng. Tránh thao tác thô bạo có thể khiến ống kính của bạn bị trầy xước.
- Thay kính áp tròng của bạn theo khuyến nghị.
- Thay hộp kính áp tròng của bạn từ ba đến sáu tháng một lần.
- Bỏ dung dịch trong hộp đựng kính áp tròng mỗi khi bạn khử trùng ống kính của mình. Đừng “cắt đầu” giải pháp cũ đã có trong trường hợp.
- Không đeo kính áp tròng khi bạn đi bơi.
Bệnh viêm giác mạc rất hay gặp và là một trong những nguyên nhân gây giảm thị lực, mù lòa. Chính vì những biến chứng do bệnh để lại nghiêm trọng nên người bệnh khi thấy các triệu chứng khó chịu ở mắt nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị sớm cơ hội hồi phục cao hơn. Bên cạnh đó, mối lối sống chuẩn khoa học và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ ho đôi mắt giúp mắt khỏe, ngăn ngừa nguy cơ không mong muốn.