Hạch bạch huyết trong hệ miễn dịch có chức năng làm bộ lọc hoặc bẫy giữ lại các phần tử ngoại lai, các hạch có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Khi bị viêm, hạch bạch huyết có thể bị nóng hoặc sưng lên. Đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nhẹ trong cơ thể chúng ta như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư.
Chức năng của hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết có vai trò không thể thiếu trong hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Đây là nơi bắt giữ các phần tử ngoại lai xâm nhập có thể gây nguy hại đến cơ thể. Chính vì thế mà hạch dễ bị sưng, viêm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này. Chính vì thế mà hạch dễ bị sưng viêm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này. Trong một số trường hợp, sưng hạch bạch huyết có thể liên quan u lympho. Chúng ta cần phải thường xuyên đi khám để được tư vấn và điều trị chính xác nhất.
Viêm hạch bạch huyết là gì?
Viêm hạch bạch huyết là tình trạng nhiễm trùng mạch bạch huyết. Hệ mạch bạch huyết có nhiệm vụ vận chuyển các tế bào bạch huyết đi khắp cơ thể.
Các tế bào và hệ mạch bạch huyết có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Thông thường, các tế bào bạch huyết sẽ di chuyển đến vị trí nhiễm trùng để tiêu diệt vi sinh vật.
Đôi khi, các tế bào bạch cầu nhiễm bệnh ở một khu vực sẽ di chuyển đến mạch bạch huyết và gây viêm.
Vị trí hạch bạch huyết thường ở đâu ?
Trong cơ thể mỗi chúng ta có khoảng 600 hạch bạch huyết, chúng nằm rải rác khắp cơ thể trên đường đi của mạch bạch huyết và thường tập trung thành nhóm.
- Hạch bạch huyết ở cuối hàm.
- Hạch bạch huyết ở phía sau tai.
- Hạch bạch huyết ở nách.
- Hạch bạch huyết ở cổ.
- Hạch bạch huyết ở bẹn.
- Hạch bạch huyết ở phía trên xương đòn.
- Có những hạch bạch huyết nằm nông dưới da mà chúng ta có thể sờ được (như trên cổ, sau tai, dưới cằm, dưới hàm, vùng gáy, hố nách, quanh háng…). Và có những hạch nằm sâu trong lồng ngực, ổ bụng… mà mắt thường không thể nhìn thấy và cũng không sờ thấy, chúng ta chỉ có thể phát hiện qua thăm khám chẩn đoán hình ảnh.
Nguyên nhân gây viêm hạch bạch huyết
Viêm hạch bạch huyết xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các mạch bạch huyết. Chúng có thể xâm nhập qua vết cắt hoặc vết thương trên da hoặc phát triển từ nhiễm trùng hiện có.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm bạch huyết là nhiễm liên cầu khuẩn cấp tính. Tình trạng này cũng có thể do nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.
Viêm bạch huyết có thể xảy ra nếu tình trạng nhiễm trùng da trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này nghĩa là vi khuẩn sẽ sớm xâm nhập vào máu gây ra các biến chứng như nhiễm trùng huyết, một tình trạng viêm toàn thân đe dọa tính mạng.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm hạch bạch huyết bao gồm:
- Sau khi điều trị ung thư.
- Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh giữa chừng.
- Không điều trị vết thương nhiễm trùng.
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Triệu chứng viêm hạch bạch huyết
Các triệu chứng của viêm hạch bạch huyết bao gồm: viêm hạch bạch huyết có nguy hiểm
- Các vệt đỏ gần vết thương hướng đến hạch bạch huyết gần nhất, ví dụ như nếu cánh tay bị nhiễm trùng, hạch ở nách sẽ bị ảnh hưởng. Nếu chân bị nhiễm trùng, hạch ở bẹn sẽ bị ảnh hưởng. Khi mối phát hiện bị viêm hạch.
Các triệu chứng khác của tình trạng viêm này có thể bao gồm:
- Một vết thương gần đây không lành.
- Cảm thấy ốm yếu, không khỏe.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Đau đầu.
- Không có năng lượng hoạt động và chán ăn.
- Sưng gần khu vực chấn thương, ở háng hoặc nách.
Biến chứng viêm hạch bạch huyết
Viêm hạch bạch huyết nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Các biến chứng có thể xảy ra:
- Nhiễm trùng huyết.
- Nhiễm trùng da, viêm mô tế bào.
- Viêm nặng, áp xe hạch và các vùng xung quanh.
Chuẩn đoán viêm hạch bạch huyết
Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thực thể. Họ sẽ chạm vào những khu vực có hạch bạch huyết để xem có sưng hay không.
Bạn cũng có thể cần làm một số xét nghiệm, như sinh thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc nuôi cấy máu để xem nhiễm trùng có lan vào máu hay không.
Điều trị viêm hạch bạch huyết
Viêm hạch bạch huyết cần được điều trị nhanh chóng. Cách điều trị bao gồm dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau. Đối với người có triệu chứng bệnh nghiêm trọng (sốt, lạnh người, đau cơ) có thể cần được tiêm, truyền thuốc kháng sinh trực tiếp vào mạch máu.
Sử dụng thuốc kháng viêm, chườm khăn nóng, ẩm hoặc miếng nhiệt đắp lên vết thương vài lần mỗi ngày sẽ giúp giảm sưng. Bạn nên đặt và cố định vùng bị ảnh hưởng lên cao nếu có thể. Bạn chỉ nên chăm sóc vết thương (ví dụ như làm khô) sau khi bắt đầu dùng thuốc kháng sinh.
Người bị nhiễm trùng bởi liên cầu khuẩn nhóm A cần được điều trị khẩn cấp. Vì những viêm hạch bạch huyết có thể trở nặng rất nhanh, gây ra biến chứng nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng.
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết
Những thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm hạch bạch huyết:
- Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm hạch đủ liều.
- Dùng thuốc không kê toa như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.
- Uống nhiều nước hơn và ăn uống điều độ để mau lành bệnh.
- Nâng và cố định vùng bị ảnh hưởng lên cao.
- Dùng khăn nóng ẩm chườm lên vùng bị ảnh hưởng để làm giảm sưng và tăng tuần hoàn máu.
- Điều trị vết thương nhanh chóng nếu bạn thấy dấu hiệu nhiễm trùng.
- Gọi bác sĩ nếu các vệt đỏ tiếp tục xuất hiện gần vết thương và lan đến hạch bạch huyết gần nhất sau khi bắt đầu điều trị.