Trẻ bị viêm họng là tình trạng hầu hết các phụ huynh ai cũng biết, trường hợp trẻ sốt cao nhiều ngày thì làm sao, nên cho trẻ ăn gì uống gì rất quan trọng vì ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh và hết bệnh, topic hôm nay xin được chia sẻ các dấu hiệu cũng như bí quyết cho các mẹ đang có con em tuổi lớn.
Những thực phẩm nên tránh khi trẻ bị viêm họng cấp
Ngoài danh sách thực phẩm nên ăn, bố mẹ nên tránh một số thực phẩm sau để hạn chế trường hợp tình trạng bệnh của bé ngày một trầm trọng hơn nhé:
- Trứng gà, trứng vịt: Trứng được biết đến là một thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, với cơ thể trẻ khi bị sốt, viêm họng thì không nên ăn trứng do lượng protein cao trong trứng có thể tạo ra một nhiệt lượng lớn, trẻ không thể hạ sốt nhanh được.
- Ăn tỏi, ớt, tiêu: Nhiều mẹ có quan niệm sai lầm khi ăn tỏi giúp giải cảm tuy nhiên có thể của trẻ em rất nhạy cảm. Tuy nhiên các gia vị cay, nóng sẽ là tác nhân sản sinh nhiều nhiệt trong cơ thể.
- Đồ uống có ga hoặc bánh kẹo nhiều đường: Đều là những thực phẩm dễ gây kích ứng cổ họng, làm lớp niêm mạc họng của bé dễ bị tổn thương.
- Đồ ăn có mùi tanh, tính lạnh: Dễ khiến trẻ bị dị ứng và chứng dị ứng, viêm mũi họng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nước lạnh, kem: Dễ kích thích các cơn co thắt phế quản, cơn hắt xì và làm tăng tiết chất nhầy đường hô hấp, khiến bệnh viêm họng ngày càng trầm trọng hơn.

Viêm họng cấp ở trẻ nên ăn gì?
Bệnh viêm họng khiến trẻ rất biếng ăn vì gây ra đau rát họng khi nhai nuốt. Do đó, nên chế biến những món dễ ăn, dễ tiêu để bé nhanh hấp thụ.
- Các món ăn lỏng: Các món ăn lỏng như súp hoặc cháo không gây ra ma sát với thành họng, khiến trẻ dễ nuốt và rất dễ tiêu. Một số món bố mẹ tham khảo: cháo trắng, cháo chim, cháo thịt băm, súp bi đỏ, súp ngô, súp khoai tây, … Khi chế biến nên kết hợp cùng nhiều loại rau xanh để tăng cường chất xơ và dinh dưỡng, vừa làm giảm đau họng vừa giúp bé hồi sức.
- Các món luộc, hầm: Luộc, hầm làm món ăn mềm, dễ nhai nuốt nên không làm cổ họng bị đau. Khi bé bị bệnh, nên tăng cường lượng rau củ như khoai tây, cà rốt, rau cải, … để cung cấp vitamin giúp tăng sức đề kháng.
- Trái cây: Viêm họng cấp ở trẻ nên ăn gì? Những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt, … có tác dụng giải nhiệt và giải cảm hiệu quả. Ăn trái cây giúp cơ thể loại bỏ độc tố, hạn chế đau họng, viêm họng, ho khan. Ăn trái cây để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp khỏi bệnh nhanh hơn.
- Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm là một nguyên tố vi lượng có khả năng kháng virus vô cùng mạnh mẽ. Với trẻ đang bị viêm họng, có thể bổ sung kẽm bằng các món canh, súp, cháo làm từ nguyên liệu: tôm, cua, ngao, sò, ốc. Khi chế biến, có thể kết hợp thêm rau cải, rau bina, rau chân vịt, củ cải trắng để tăng thêm hiệu quả.
- Các loại rau trơn mát: Khi nấu canh, bạn nên ưu tiên chọn những loại rau có chất nhầy tự nhiên hoặc có độ bở cao để không làm đau họng khi nuốt. Những loại rau đó là: rau đay, rau khoai, rau mồng tơi, bầu, bí, mướp, …

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm họng
Không chỉ chế độ ăn uống, cha mẹ cũng cần lưu ý chăm sóc trẻ đúng cách bằng việc điều chỉnh sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những vấn đề cần lưu tâm khi chăm sóc các bé bị viêm họng:
- Trẻ cần được thường xuyên vệ sinh răng miệng, vòm họng bằng nước muối sinh lý.
- Trẻ nhỏ không nên tiếp xúc nhiều với môi trường khói bụi, khói thuốc.
- Khi trời trở lạnh, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho con.
- Hạn chế cho bé tiếp xúc với những người mắc các bệnh lây nhiễm đường hô hấp.
- Giữ nhiệt độ phòng ngủ của các bé ở mức ấm, không quá khô hay quá lạnh.
- Việc điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, cha mẹ không tự ý cho con dùng thuốc dẫn đến các tác dụng phụ.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.