Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính phổ biến của đường hô hấp trên. Bệnh rất dễ mắc phải nhưng khó điều trị. Viêm họng hạt để lại nhiều biến chứng nếu không điều trị tốt.
Viêm họng hạt là bệnh gì?
Viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc họng bị viêm mạn tính lâu ngày. Bệnh là tình trạng nặng hơn của viêm họng thông thường. Khi vùng họng bị viêm nhiễm lâu dài, liên tụс, niêm mạc miệng tích tụ mủ hình thành các hạt. Các hạt này có kích thước bằng đầu đinh ghim đến hạt đậu.
Nguyên nhân gây viêm họng hạt
Viêm họng hạt là bệnh lý bị gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Có thói quen thở bằng miệng.
- Vệ sinh răng miệng kém.
- Thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích thích như bụi, hóa chất, rượu, thuốc lá, sợi bông,…
- Cơ địa nhạy cảm.
- Bị tiểu đường.
- Thường xuyên tiếp xúc với những người bị viêm đường hô hấp cấp.
- Sinh sống trong môi trường ô nhiễm.
- Bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Hệ miễn dịch kém.

Triệu chứng của viêm họng hạt
- Luôn có cảm giác vướng víu, ngứa và khô họng, đặc biệt sau khi ngủ dậy.
- Thành họng xuất hiện các hạt đỏ, hồng lồi cao hơn so với niêm mạc xung quanh.
- Có cảm giác đau, nghẹn khi nuốt thức ăn, uống nước hoặc thậm chí là nuốt nước bọt.
- Bệnh nhân thường phải đằng hắng hoặc cố gắng khạc đờm, đờm đặc quánh, màu trắng đục.
- Cổ nổi hạch, sờ thấy cứng, đau khiến cho bệnh nhân sốt, đau đầu…
- Có thể bị sốt cao trên 38 độ C.
- Khàn giọng sau khi phải giao tiếp trong thời gian dài.
- Người bệnh có thể bị ù tai do niêm mạc vòi Eustache dày do quá sản.
Biến chứng của bệnh
Có thể kể đến các biến chứng viêm họng hạt thường gặp như:
- Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm tại hầu họng, áp xe, hay sưng amidan.
- Hình thành bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản…
- Tình trạng viêm họng tái phát nhiều lần, liên tục có thể dẫn đến triệu chứng ho ra máu rất nguy hiểm.
- Bệnh kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, hình thành các bệnh như viêm khớp, viêm cầu thận…
Cách điều trị viêm họng hạt tại nhà
Người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà để giúp bệnh nhanh thuyên giảm:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn và làm dịu cơn đau họng.
- Uống nhiều nước ấm để cổ họng bớt khô và giúp loãng đờm.
- Chữa viêm họng hạt bằng mật ong: Mật ong có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cổ họng và dễ long đờm. Người bệnh có thể dùng mật ong nguyên chất, pha mật ong với nước ấm hoặc làm mật ong ngâm chanh đào để chữa bệnh.
- Dùng tỏi chữa viêm họng hạt: Tỏi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời nó cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Người bệnh có thể ăn một vài tép tỏi tươi, dùng tỏi ngâm mật ong hoặc ngâm giấm để giảm các triệu chứng khó chịu.
- Bệnh nhân cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng giọng nói, tránh dùng chất kích thích và bỏ hút thuốc lá để quá trình phục hồi nhanh chóng hơn và tránh bệnh tái phát.

Cách phòng ngừa viêm họng hạt
Các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát:
- Chải răng 2 – 3 lần/ ngày và súc miệng với nước muối thường xuyên.
- Điều trị dứt điểm các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, tránh để bệnh kéo dài làm tăng nguy cơ viêm họng hạt.
- Giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang khi ra ngoài – nhất là trong giai đoạn chuyển mùa và thời tiết lạnh.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học để nâng cao thể trạng và hệ miễn dịch. Khi chức năng đề kháng được cải thiện, nguy cơ tái phát bệnh cũng giảm đi đáng kể.
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích như hóa chất, phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá,…
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và thuốc lá.
- Với người có hệ miễn dịch kém, nên tiêm các loại vacxin ngừa cúm, viêm phổi do phế cầu,… để giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
- Tránh tiếp xúc thân mật với những người bị các bệnh hô hấp có khả năng lây nhiễm.
Viêm họng hạt có đặc tính dai dẳng, dễ tái phát và rất khó điều trị dứt điểm. Do đó, bệnh nhân cần chủ động thăm khám để được điều trị đúng cách, kịp thời, hoàn toàn có thể đẩy lùi căn bệnh “khó trị” này một cách an toàn. Tránh để bệnh tiến triển dai dẳng gây ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.