Viêm khớp cùng chậu ở nam giới là bệnh lý khá phổ biến. Bệnh gây hạn chế sự vận động, rối loạn sinh hoạt của nam giới.
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới là gì?
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới là tình trạng khớp cùng chậu bị viêm, dẫn đến đau nhức tại vùng thắt lưng, mông hoặc đùi. Nhiều trường hợp gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán vì vị trí đau thường gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác.
Cụ thể, khớp cùng chậu là một trong những khớp lớn nhất trong cơ thể, nằm ở vị trí nối liền giữa xương cùng cụt đoạn thấp nhất của cột sống thắt lưng và phía sau hai xương cánh chậu. So với khớp ngón tay hay đầu gối, khớp này chỉ cho phép cử động ít, không linh hoạt bởi tính chắc chắn và ổn định cao. Do đó, khớp cùng chậu rất dễ gặp phải tình trạng thoái hóa, dẫn đến viêm. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể xuất phát từ bệnh viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, cường cận giáp, nhiễm trùng, ung thư…
Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu
Bệnh viêm khớp cùng chậu ở nam giới thực chất là một bệnh lý về khớp có thể do một số các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Bệnh viêm khớp: Nam giới bị các bệnh lý về khớp như viêm khớp hao mòn (viêm khớp xương mãn tính), viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến dễ dẫn đến bệnh viêm khớp cùng chậu.
- Chấn thương: Nam giới hoạt động nặng, vận động thể thao quá sức hay một số tác động mạnh, đột ngột lên vùng khớp cùng chậu như tai nạn, ngã, gây tác động mạnh tổn thương các khớp cùng chậu.
- Nhiễm trùng: Một số trường hợp các khớp cùng chậu của nam giới có thể bị viêm, nhiễm trùng. Tuy nhiên nguyên nhân này thường hiếm gặp hơn.
- Viêm khớp cột sống là một bệnh tự miễn dịch gây ảnh hưởng xấu đến đốt sống và khớp. Trong đó, tình trạng này có ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp cùng chậu ở nam giới, xuất hiện với từng cơn đau nhẹ hoặc đau dữ dội, liên tục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất được tìm thấy trong quá trình chẩn đoán bệnh.

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp vùng chậu ở nam giới
- Cảm thấy cơn đau tại vùng khớp cùng chậu: Tình trạng đau nhức xuất hiện ở vùng lưng dưới, sau đó lan dần xuống vùng mông và đùi. Tuy nhiên, đau nhức do viêm khớp cùng chậu sẽ không lan xuống quá khu vực đầu gối như những căn bệnh xương khớp khác.
- Bị cơ cứng khớp: Vùng khớp cùng chậu của người bệnh sẽ khó cử động, cơ cứng sau khi ngủ dậy lúc buổi sáng. Bệnh nhân sẽ mất tầm khoảng 15 phút xoa bóp thì sau đó vận động vùng chi dưới mới có thể trở lại bình thường.
- Bị bỏng rát ở vùng khớp viêm nhiễm: Phần da bên ngoài của khớp cùng chậu bị ửng đỏ, cảm giác bỏng rát và khó chịu.
- Người bệnh hạn chế vận động: Người bệnh không thể co gập, duỗi và khoanh chân như bình thường, dáng đi lúc này cũng bị biến đổi.
- Một số triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân sẽ thấy sốt, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, rét run vào ban đêm,…
Biến chứng viêm khớp vùng chậu ở nam giới
Nếu tình trạng viêm khớp cùng chậu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Mất khả năng vận động.
- Cơn đau còn làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, thậm chí gây ra chứng trầm cảm nghiêm trọng.
- Trường hợp bệnh lý xuất hiện có liên quan đến chứng viêm cột sống dính khớp, theo thời gian, bệnh có thể dẫn đến tình trạng cứng đốt sống.
Chuẩn đoán viêm khớp vùng chậu ở nam giới
Để có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh này, các bác sĩ sẽ cần tiến hành:
- Tiến hành kiểm tra các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải và thực hiện các phương pháp thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ nhấn vào những điểm ở vùng mông và hông, đồng thời di chuyển hai chân để thử xem phản ứng của cơ thể người bệnh.
- Với một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm trực tiếp một loại thuốc tê vào vùng khớp để xác định chính xác cơn đau tại khớp cùng chậu ở phần thắt lưng. Tuy nhiên, việc chẩn đoán bằng cách này thường cho kết quả với độ chính xác là không cao bởi thuốc tiêm có thể lây lan sang khu vực khác.
- Phương pháp chụp X-quang cũg được áp dụng để kiểm tra chính xác những tổn thương ở vùng khớp cùng chậu.
- Nếu nghi ngờ bị viêm cột sống dính khớp thì người bệnh cần thực hiện thêm phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI.
Điều trị bệnh lý viêm khớp cùng chậu cho nam
Với mọi trường hợp bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày và dừng hết tất cả những hoạt động có thể khiến triệu chứng thêm trầm trọng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc nghỉ quá lâu, không vận động vì dễ khiến khớp bị cứng, tăng đau nhức, thậm chí là suy giảm chức năng toàn thân.
Ngoài ra, hầu hết các trường hợp viêm khớp cùng chậu ở nam đều có thể điều trị hiệu quả bằng vật lý trị liệu. Liệu pháp này sẽ giúp tăng cường và ổn định hoạt động của các cơ xung quanh khớp. Ngoài ra, thông qua vật lý trị liệu, khả năng vận động của người bệnh cũng được cải thiện đáng kể.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để kiểm soát cơn đau nhức trong giai đoạn đầu. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, phương pháp tiêm steroid vào khớp có thể được thực hiện. Ngoài ra, đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định đốt sống cao tần. Đây là thủ thuật sử dụng sóng vô tuyến để làm nóng một vùng nhỏ trên mô thần kinh, giúp giảm đau nhanh chóng.
Hầu hết các trường hợp mắc viêm khớp cùng chậu ở nam đều có kết quả cải thiện tốt sau khi áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Triệu chứng đau nhức được loại bỏ, khả năng vận động được phục hồi. Tuy nhiên, tùy theo từng tình trạng, đặc trưng cơ địa, quá trình chữa lành có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần. Ngoài ra, các đợt tái phát cũng có nguy cơ trở lại nếu người bệnh không thay đổi lối sống, tiếp tục lặp lại những thói quen tiêu cực.

Cách phòng ngừa viêm khớp vùng chậu ở nam giới
Không có bất kỳ giải pháp nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng nam giới bị viêm khớp cùng chậu. Tuy nhiên, các triệu chứng đau nhức có thể được chủ động kiểm soát bằng cách tránh một số thói quen, hoạt động gây đau. Cụ thể như sau:
- Hạn chế ngồi lâu, thay vào đó nên cố gắng đứng dậy, vươn vai hoặc đi bộ nhẹ nhàng ít nhất 50 – 60 phút một lần.
- Khi ngồi, nên giữ hông ngang bằng với đầu gối, tránh bắt chéo chân vì dễ khiến các dây chằng xung quanh khớp cùng chậu bị căng cứng, dẫn đến đau nhức.
- Tập luyện các bài tập tăng cường cơ mông cũng là giải pháp để giữ khớp cùng chậu luôn khỏe mạnh.
- Hạn chế chạy bộ, leo cầu thang…
- Thay đổi tư thế ngủ có lợi cho khớp cùng chậu, tốt nhất là nên ngủ nghiêng, ke một chiếc gối giữa hai đầu gối để cố định vùng hông.
- Giữ vệ sinh vùng chậu – sinh dục, đặc biệt với các bệnh nhân trong độ tuổi sinh sản. Nếu có nhiễm khuẩn tại vị trí này cần điều trị triệt để
Viêm khớp cùng chậu ở nam giới là một dạng rối loạn chức năng khớp cùng chậu. Đa số bệnh nhân bị chẩn đoán viêm khớp cùng chậu khi còn trẻ không điều trị hiệu quả về già sẽ gặp nhiều biến chứng do lão hóa sụn khớp. Chính vì vậy, khi gặp những triệu chứng bất thường vùng khớp cùng chậu, bạn nên tới gặp bác sĩ để tìm phương pháp khắc phục hiệu quả.