Viêm khớp thái dương hàm gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống của người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống. Vì thế, những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả là điều luôn luôn được quan tâm.
Viêm khớp thái dương hàm là bệnh gì?
Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý rối loạn khớp hàm và các cơ mặt xung quanh dẫn đến tình trạng đau có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số tác nhân gây bệnh bao gồm:
- Viêm khớp dạng thấp: Hầu hết bệnh nhân bị bệnh do nguyên nhân này chủ yếu là người cao tuổi, không chỉ ở khớp thái dương hàm mà nhiều khớp khác cũng bị thoái hóa.
- Chấn thương vùng hàm mặt: Chấn thương vùng hàm mặt có thể là do tai nạn giao thông hoặc bị ngã do sơ ý khi vận động mạnh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
- Các động tác của khớp hàm: Khi há miệng quá rộng một cách nhanh và đột ngột, hoặc nghiến răng, nhai kẹo cao su. Những hành động này tưởng chừng là vô hại nhưng ảnh hưởng rất lớn, có thể siết chặt hàm tăng áp lực đến khớp thái dương hàm gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Răng mọc lệch: Đây cũng là lý do gây ra tình trạng viêm khớp thái dương hàm,…

Triệu chứng của bệnh
Có thể kể đến các triệu chứng điển hình như:
- Cơn đau xảy ra ở một hoặc cả hai bên mặt, đau nhẹ ở giai đoạn đầu rồi tự khỏi. Cơn đau dữ dội, liên tục hơn khi bệnh tiến triển nặng, đặc biệt đau khi ăn và nhai.
- Đau ở trong và xung quanh tai.
- Khó mở, đóng miệng, cử động hàm không linh hoạt.
- Khi mở miệng hoặc nhai thức ăn, nghe thấy tiếng kêu lục cục ở khớp hàm.
- Đau đầu, chóng mặt, mỏi cổ, đau tai, nhức thái dương.
- Phì đại cơ nhai ở vị trí khớp viêm khiến khuôn mặt phình to, mất cân đối.
Chẩn đoán viêm khớp thái dương hàm
Tùy vào việc thăm khám lâm sàng, xem xét bệnh sử, nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương mà các bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc kết hợp các kỹ thuật cận lâm sàng bên dưới để đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
Cách điều trị viêm khớp thái dương hàm
Tùy vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân, sẽ sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm khớp thái dương hàm khác nhau. Mục tiêu điều trị là ngăn chặn sự diễn biến xấu đi của hàm nhai, kiểm soát cơn đau, duy trì chức năng hàm.
- Uống thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm corticod, thuốc giãn cơ.
- Chiếu tia hồng ngoại, xoa bóp cơ, chườm nóng.
- Chỉnh hình niềng răng, nhổ răng, điều chỉnh khớp cắn, phẫu thuật xương ổ răng.
- Liệu pháp chọc rửa khớp.
- Phẩu thuật.
- Châm cứu và bấm huyệt.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Không ăn thức ăn quá cứng hoặc dai, tránh nghiến răng, cắn móng tay, chống cằm, giữ tinh thần thư giãn, hạn chế stres.

Cách phòng ngừa bệnh
Các biện pháp phong ngừa bệnh:
- Hạn chế mở miệng đột ngột hoặc quá rộng nhất là khi ăn hoặc ngáp.
- Tuyệt đối không cắn chặt răng, nghiến răng khi ngủ.
- Từ bỏ thói quen cắn móng tay.
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên.
- Không ăn thức ăn quá cứng, quá dai.
- Nếu có bệnh lý về răng hãy đi khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Việc điều trị viêm khớp thái dương hàm là vô cùng cần thiết, đặc biệt nên điều trị càng sớm càng tốt. Bởi nếu không chữa dứt điểm, bệnh sẽ gây ra nhiều đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể khiến khớp cứng, không thể mở miệng được. Việc phòng tránh bệnh cũng vô cùng quan trọng, cần nâng cao nhận thức các hành vi liên quan có lợi cho sức khỏe bản thân.