Khi mang thai sức đề kháng của phụ nữ kém khiến bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hình thành và phát triển. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là gì?
Viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai là tình trạng các tế bào tuyến trong cổ tử cung phát triển lấn ra bên ngoài, vẫn tiết dịch như khi ở trong cổ tử cung. Vì vậy thai phụ thường có hiện tượng tăng tiết dịch trong âm đạo, khí hư có mùi khó chịu, ngứa…dễ dẫn đến viêm nhiễm.
Ngoài ra, bệnh thường gặp ở phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở hoặc sử dụng thuốc uống ngừa thai kéo dài. Tuy nhiên, một vài trường hợp viêm lộ tuyến cổ tử cung là bẩm sinh. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu kém, cộng với sự thay đổi lớn về nội tiết tố khiến mẹ bầu có lộ tuyến cổ tử cung và dễ bị viêm bội nhiễm hơn.
Nguy hiểm hơn, viêm bội nhiễm nặng khi đang mang thai không được điều trị có thể tăng nguy cơ xuất huyết âm đạo, viêm màng ối, ối vỡ non… Chính vì thế, các mẹ bầu cần để ý những dấu hiệu bất thường trong cơ thể và vùng kín để có thể thăm khám sớm, chẩn đoán chính xác tình trạng và điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây viêm lộ tuyến khi mang thai
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có phụ nữ mang thai. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh:
- Thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai.
- Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách khi mang thai.
- Thói quen sử dụng đồ lót quá bó sát.
- Quan hệ tình dục không an toàn trong quá trình mang thai.
- Sử dụng các chất tẩy rửa âm đạo không phù hợp, dẫn tới mất cân bằng độ pH âm đạo, đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh.
Dấu hiệu bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Bị viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai thường diễn biến nhanh chóng và nguy hiểm. Bệnh sẽ diễn biến theo 3 cấp độ kèm theo những nguy cơ biến chứng. Vì vậy, chủ động theo dõi và nắm bắt những triệu chứng sau đây sẽ giúp bạn có khả năng nhận diện mức độ tổn thương, tránh được tâm lý chủ quan:
- Cấp độ 1: Các biểu hiện trong giai đoạn này thường không thể hiện rõ ràng hoặc ảnh hưởng lớn tới đời sống của người bệnh. Mức độ tổn thương ở cổ tử cung chỉ dưới 30%, kèm theo khí hư ra nhiều, trắng đục hoặc hơi xanh, âm đạo có mùi hôi.
- Cấp độ 2: Tế bào lộ tuyến tấn công và gây viêm loét tới 50% diện tích cổ tử cung. Bà bầu bị viêm lộ tuyến có thể nhận thấy xuất huyết âm đạo bất thường, đau rát khi quan hệ, đau bụng dưới.
- Cấp độ 3: Diện tích viêm loét lên tới 70%, sưng đỏ, viêm tấy vùng cổ tử cung. Cuộc sống của các bà mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí giảm khoái cảm và sức khỏe sinh lý.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi
Viêm lộ tuyến tử cung là một căn bệnh lành tính. Do đó, nếu phụ nữ mang thai được chữa trị kịp thời sẽ không nguy hiểm đến người mẹ hay thai nhi. Nhưng ngược lại, nếu không được chữa trị kịp thời thì căn bệnh này sẽ gây hại cho cả mẹ và bé.
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
- Gây tắc cổ tử cung, khả năng sinh non thậm chí sảy thai.
- Mất cân bằng độ pH bên trong âm đạo, giảm khả năng tồn tại của tinh trùng, dẫn tới hiếm muộn hoặc vô sinh.
- Bị viêm lộ tuyến khi mang thai có thể gây viêm nhiễm lây lan sang nhau thai. Khiến trẻ sau sinh có nguy cơ mắc bệnh về mắt, da liễu và nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bên cạnh đó, khả năng sinh thường khi bị mắc viêm lộ tuyến cũng là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả. Mặc dù gây ra những hậu quả khôn lường, tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, quá trình sinh nở của mẹ bầu có thể diễn ra hoàn toàn bình thường.
Cách chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung cho bà bầu
Thông thường phác đồ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là điều trị viêm nhiễm bằng thuốc, sau đó cân nhắc áp dụng đốt điện hoặc áp lạnh để diệt lộ tuyến nếu thật sự cần thiết.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, những phương pháp như đốt điện hoặc áp lạnh này không được khuyến khích vì nó không phù hợp cho phụ nữ mang thai.
Do đó, đối với sản phụ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, bác sĩ sẽ kê toa thuốc uống và/hoặc đặt thuốc âm đạo nhằm cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Khi được chẩn đoán bệnh, mẹ bầu cần tuân thủ chặt chẽ tư vấn và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Ghi nhớ lịch thăm khám định kỳ để được theo dõi chặt chẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Mẹo dân gian dành cho bà bầu bị viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đối với những bà bầu bị viêm lộ tuyến trong giai đoạn cấp 1, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp chữa viêm lộ tuyến từ mẹo dân gian như:
- Lá trầu không: Người bệnh có thể đun từ 5 – 7 lá trầu không. Sau đó vò nát và đun sôi trong khoảng 15 phút. Pha thêm nước cho vừa đủ ấm và dùng để rửa âm đạo hằng ngày.
- Lá trà xanh: Để phát huy công dụng của lá trà xanh, bạn chỉ cần rửa sạch và đun sôi với 1 lít nước. Tiến hành xông hơi “cô bé” khi nước còn ấm cho tới khi nguội hẳn.
- Cây ngải cứu: Dùng lá ngải cứu đã được làm sạch, thái nhỏ và đun cùng 2 lít nước. Sau đó tiến hành xông khi còn nóng. Chờ tới lúc nước nguội, bạn có thể lấy phần nước này để vệ sinh vùng kín.
Mẹo dân gian khá dễ thực hiện tuy nhiên dược lực thấp nên chỉ có tác dụng xoa dịu các triệu chứng của bệnh lý mà không điều trị triệt để. Chị em sẽ phải phụ thuộc vào cách điều trị này. Tức là muốn giảm bớt các triệu chứng thì ngày nào cũng phải duy trì thực hiện. Cũng vì dược lực thấp nên ngay khi dừng, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng hơn.
Để góp phần điều trị hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, nghỉ ngơi đủ giấc.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng đến thai nhi.
- Lựa chọn sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách và sạch sẽ. Không thụt rửa âm đạo.
- Quan hệ tình dục an toàn.
Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp và cách sử dụng đúng cách.
Biện pháp phòng ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung khi mang thai
Lộ tuyến cổ tử cung thường lành tính, tuy nhiên nếu mẹ bầu bị viêm cổ tử cung trong thời gian mang thai mà không được điều trị hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo, viêm nhiễm nặng làm tăng nguy cơ viêm màng ối, ối vỡ non… Vì thế chủ yếu là dự phòng tình trạng viêm nhiễm sinh dục như:
- Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý phụ khoa nếu có trước khi mang thai.
- Sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, không làm ảnh hưởng đến độ cân bằng pH tự nhiên của âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ.
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trước và sau khi quan hệ.
- Khám thai định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu bất thường vùng kín, cần thăm khám càng sớm càng tốt, tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp dân gian chưa được kiểm chứng.
Viêm lộ tuyến khi mang thai không phải là một bệnh lý ác tính tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ bầu và em bé. Đặc biệt, trong tam cá nguyệt thứ 3, nếu mẹ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể lây nhiễm cho em bé trong quá trình đẻ thường. Bé sinh ra có thẻ bị các vấn đề nhiễm khuẩn mắt, mũi, đường hô hấp hay viêm da, nhiễm khuẩn da,…
Leave a reply