Viêm mũi teo tình trạng xương mũi và lớp niêm mạc bị teo lại. Bệnh không những ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của mũi, hệ hô hấp mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm mũi teo là gì?
Tình trạng lớp niêm mạc và xương mũi teo nhỏ lại gọi là viêm mũi teo. Điều này có thể khiến chức năng mũi thay đổi theo hướng tiêu cực.
Thông thường, viêm mũi teo có khả năng ảnh hưởng đến cả hai bên mũi cùng lúc. Mặc dù tình trạng trên sẽ gây không ít khó chịu cho người bệnh, nhưng vấn đề sức khỏe này không nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số tác nhân gây nên bệnh:
- Yếu tố bẩm sinh: Một số người khi mới sinh ra đã có cấu tạo hốc mũi rộng hoặc bệnh nhân đã từng trải qua phẫu thuật phẫu thuật cuốn mũi dưới. Đây là một trong những tác nhân gây nên viêm mũi teo.
- Sự thay đổi nội tiết tố: Theo thống kê gần đây nhất, bệnh viêm mũi teo xảy ra ở nữ có tỉ lệ chênh lệch cao hơn so với nam giới. Phái nữ ở độ tuổi dậy thì bệnh viêm mũi teo có thể gia tăng hoặc suy giảm, tuy theo tùy đối tượng khác nhau.
- Sự tấn công của vi khuẩn: Những vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh bao gồm vi khuẩn giả bạch hầu, vi khuẩn gây mùi thối.
- Viêm nhiễm mũi lâu ngày: Viêm mũi mũ, viêm mũi lao, viêm mũi lậu cầu…nếu kéo dài lâu và không được chạy chữa sẽ để lại biến chứng nguy hiểm gây viêm mũi teo cho cơ thể người bệnh.
- Môi trường: Thời tiết biến đổi, khói bụi ô nhiễm, dị ứng với các chất độc hóa học… là một trong những tác nhân gây viêm mũi teo.

Triệu chứng của viêm mũi teo
- Nghẹt mũi: Người bệnh bệnh sẽ bị ngạt mũi thường xuyên bởi hốc mũi rổng và to nên không khí có thể di chuyển rất nhanh, khiến cho người bệnh có cảm giác thở như không thở.
- Mũi có mũ vàng hoặc xanh: Mủ thường đóng thành từng cục, có mùi rất hôi thối làm cho hơi thở của người bệnh rất hôi.
- Có vảy trong hốc mũi: Khi soi sẽ thấy vảy đóng trong hốc mũi. Vảy thường có kích thước to màu xanh hoặc nâu che kín hốc mũi. Khi người bệnh gỡ lớp vảy này ra thì sau một thời gian ngắn sẽ tái tạo lại lớp vảy mới.
- Hốc mũi rộng: Niêm mạc mũi mỏng, màu sắc nhợt nhạt dính sát vào xương. Cuốn mũi bị teo lại nên khi soi gương có thể thấy tận vòm mũi họng.
Ngoài ra, khi bị viêm mũi teo, người bệnh còn thấy dấu hiệu nhức đầu, ù tai, khô họng rất khó chịu,… Khi bị các dấu hiệu trên bệnh nhân nên đến những cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chất lượng cuộc sống cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Cách điều trị viêm mũi teo
- Điều trị không phẫu thuật: Mục tiêu của dạng điều trị này là kiểm soát và giảm thiểu những dấu hiệu đang xảy ra.
- Rửa mũi: Đây là biện pháp điều trị cơ bản nhất dành cho các vấn đề phát sinh bên trong mũi. Khi áp dụng thủ thuật này, hỗn hợp chất bẩn cùng dịch nhầy kẹt lại trong mũi sẽ được lấy ra, giúp khoang mũi thông thoáng hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần rửa mũi bằng dung dịch chuyên dụng hàng ngày.
- Thủ thuật Young: Mục tiêu của ca mổ này là “đóng” lỗ mũi lại và chữa lành lớp niêm mạc mũi theo thời gian. Một loạt triệu chứng viêm mũi teo sẽ biến mất sau khi ca phẫu thuật thành công.
- Phẫu thuật tăng độ dày cho lớp niêm mạc mũi: Đúng như tên gọi, khi áp dụng phương pháp này, bác sĩ sẽ cấy ghép một miếng xốp vào bên dưới lớp niêm mạc mũi, từ đó tăng độ dày cho bộ phận này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là miếng xốp có thể trượt ra khỏi mũi bất kỳ lúc nào. Khi đó, bạn sẽ cần cấy lại.
- Dùng thuốc kê toa: Không ít bác sĩ đề xuất nhiều loại thuốc kê toa để giải quyết các triệu chứng bệnh. Biện pháp này có thể giúp bạn nhanh chóng loại bỏ hơi thở bốc mùi cũng như dịch nhầy trong khoang mũi.
- Sử dụng thuốc nhỏ mũi: Bên cạnh rửa mũi, bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn dùng thêm một số dung dịch nhỏ mũi để ngăn ngừa khô mũi, ví dụ như glycerin.

Phương pháp phòng ngừa viêm mũi teo
Ngoài việc điều trị chúng ta cần phòng tránh bệnh bằng các cách sau đây:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt tốt.
- Nhanh chóng điều trị các tình trạng nhiễm trùng.
- Phòng ngừa các bệnh lý như giang mai, lupus…
Viêm mũi teo cần được phát hiện và điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng tới chức năng của mũi. Điều trị sớm để có kết quả cao hơn. Ngoài ra việc duy trì thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần hộ trợ việc điều trị tốt hơn. Nếu bệnh có trình trạng nặng hơn cần thăm khám bác sĩ đều điều trị kịp thời nhất.
Leave a reply