Viêm mũi vận mạch xảy ra ở đường hô hấp do sự tác động của các tác nhân bên ngoài như thời tiết, nhiễm nấm, vi khuẩn….tạo ra phản ứng giữa giao cảm trong niêm mạc mũi với hệ thần kinh gây kích ứng mũi.
Viêm mũi vận mạch là gì?
Viêm mũi là viêm niêm mạc mũi với đặc điểm là tắc nghẽn mũi, chảy nước mũi, hắt hơi và ngứa mũi. Viêm mũi vận mạch thường được gọi là viêm mũi dị ứng liên quan đến hắt hơi mạn tính hoặc chảy nước mũi, tắc nghẽn có nguyên nhân rõ rệt.
Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch
Viêm mũi vận mạch là tình trạng viêm mũi do sự phản ứng quá mức của hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi. Một số yếu tố gây nên bệnh như:
- Do sự thay đổi môi trường, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, đặc biệt là thời tiết hanh khô dễ gây kích ứng niêm mạc mũi khiến vi khuẩn dễ tấn công và gây bệnh.
- Ô nhiễm môi trường, không khí.
- Nước hoa, khói thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động.
- Cảm cúm, nhiễm lạnh.
- Do tác dụng của một số nhóm thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc thần kinh, thuốc giảm đau…..
- Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường hay tình trạng về hormone khác như suy giáp.
- Ăn các loại thực phẩm cay nóng.
- Làm việc trong môi trường máy lạnh thường xuyên, thêm vào đó là áp lực, căng thẳng của công việc cũng là tác nhân khiến cho người bệnh bị viêm mũi vận mạch.
Viêm mũi vận mạch xảy ra khi các mạch máu trong mũi giãn rộng gây nên xung huyết và tắc nghẽn. Có thể chảy chất nhầy từ mũi.

Triệu chứng của viêm mũi vận mạch
Các triệu chứng của viêm mũi vận mạch có thể tự xuất hiện và biến mất. Các triệu chứng có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn nếu không được điều trị. Các triệu chứng phổ biến của bệnh thường bao gồm:
- Hắt hơi liên tục: Bệnh nhân có biểu hiện hắt hơi thành tràng dài, hắt hơi liên tục, triệu chứng thường nặng hơn khi thời tiết trở lạnh, sáng mới ngủ dậy hoặc nửa đêm về sáng.
- Chảy nước mũi: Bệnh nhân thường bị chảy nước mũi trong do tuyến nhầy bên trong niêm mạc mũi hoạt động quá mức.
- Ngạt mũi: Bệnh nhân có thể bị ngạt một hoặc cả hai bên mũi.
- Đỏ mũi: Các mạch máu bên trong mũi bị kích thích khiến mũi có triệu chứng đỏ, ngứa, đôi khi chảy máu cam.
- Ho: Các tác nhân gây kích thích niêm mạc mũi có thể xâm nhập xuống họng, gây ra ho, ngứa họng.
- Cuốn mũi phù nề: Khi thực hiện nội soi tai mũi họng có thể thấy cuốn mũi phù nề, bề mặt sần sùi, niêm mạc cuốn mũi đỏ.
Chẩn đoán viêm mũi vận mạch
- Bệnh thường có diễn biến thành từng đợt như viêm mũi dị ứng, xuất hiện khi thời tiết thay đổi, khi cơ thể suy yếu, mất thăng bằng.
- Chủ yếu là ngạt tắc mũi với mức độ khác nhau. Có thể tắc nghẽn mũi liên tục, nhiều về đêm, tắc nghẽn 1 bên hay cả 2 bên mũi.
- Có người gặp hắt hơi, ngứa mũi, thường phát hiện khi bị lạnh, ẩm, tiếp xúc với hơi, mùi lạ.
- Soi mũi trước: Cuốn mũi dưới thường nề, to nhẵn, còn co hồi với thuốc co mạch, không thấy hiện tượng niêm mạc nhợt màu như trong viêm mũi dị ứng.
- Soi mũi sau: Thấy đuôi cuốn mũi dưới và giữa thay đổi, có thể nề, nhẵn hay quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa thường thấy nề hay có it dịch xuất tiết nhầy.
Cách điều trị viêm mũi vận mạch
Áp dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
- Thuốc kháng Histamin.
- Thuốc Corticosteroid.
- Thuốc thông mũi.
- Thuốc xịt mũi Cholinergic.
- Phẫu thuật cắt bỏ polyp mũi.

Phương pháp phòng ngừa viêm mũi vận mạch
Để phòng tránh bệnh, bạn cần chú ý:
- Khi thời tiết giao mùa phải giữ ấm cho cơ thể nhất là mũi và cổ.
- Khi trở lạnh, nên tắm nhanh bằng nước ấm, tắm trong phòng kín gió, trước khi mặc quần áo cần lau cơ thể khô ráo.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, ra đường đeo khẩu trang để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc tây như thuốc cao huyết áp hay thuốc thần kinh…nếu niêm mạc mũi bị kích ứng, cần báo ngay với bác sĩ điều trị.
- Tránh căng thẳng, áp lực công việc, giữ tinh thần luôn thoải mái.
- Không gian sống cần phải được vệ sinh sạch sẽ nhằm giảm bớt sự tồn tại của vi khuẩn, virus trong không gian sống.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp lý. Tránh ăn các đồ ăn cay nóng, bia, rượu, thuốc lá..
- Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng.
Viêm mũi vận mạch tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Khi thấy bất cứ triệu chứng nào của bệnh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị kịp thời. Không quên chú trọng tới chế độ dinh dưỡng và lối sống sinh hoạt lành mạnh để hộ trợ việc điều trị bệnh tốt hơn.
Leave a reply