Viêm mũi xuất tiết là căn bệnh khá phổ biến và bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Dấu hiệu ban đầu có thể chỉ là niêm mạc mũi bị viêm, không đáng lo ngại nhưng nếu để lâu và không có biến pháp điều trị thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Viêm mũi xuất tiết là gì?
Viêm xoang mũi xuất tiết là tình trạng viêm nhiễm, xoang mũi chứa quá nhiều dịch nhầy. Điều này khiến niêm mạc mũi trở nên dày hơn, mất dần lồng chuyển, cuốn dưới cương to, sung huyết, các tuyến nhầy phát triển hay hoạt động quá mức.
Nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết
Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm:
Vi khuẩn
Bệnh viêm mũi họng xuất tiết và các bệnh nhiễm trùng hô hấp khác đều có thể do vi khuẩn đường hô hấp gây ra. Người bệnh có thể nhiễm vi khuẩn từ môi trường sống hoặc lây lan từ người bệnh khác.
Do tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng
Ở người có cơ địa nhạy cảm, tiếp xúc với dị nguyên có thể gây dị ứng và viêm mũi họng xuất tiết. Các chất gây dị ứng thường gặp như phấn hoa, lông động vật, hóa chất tẩy rửa,…
Do thời tiết và môi trường
Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là chuyển lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi, hệ miễn dịch yếu hơn và nguy cơ viêm mũi họng xuất tiết cao hơn. Ngoài ra, những người sống trong môi trường ô nhiễm thì hệ hô hấp cũng nhạy cảm, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Sức đề kháng
Khi không đủ sức đề kháng chống lại vi trùng, vi rút, con người dễ dàng bị nhiễm bệnh, đó là lí do phụ nữ, người già và trẻ nhỏ là những đối tượng thường xuyên mắc căn bệnh này.
Kiểm soát, hạn chế các yếu tố nguy cơ gây viêm mũi họng xuất tiết là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh. Điều này cần được chú trọng ở các đối tượng nguy cơ cao là trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch kém.

Triệu chứng của viêm mũi xuất tiết
Khi mắc bệnh thường có những dấu hiệu Khi bệnh nặng hơn, các dấu hiệu viêm mũi họng xuất tiết sẽ xuất hiện nhiều hơn, dễ nhận biết như:
- Hắt hơi: Do mũi bị kích ứng, bệnh nhân sẽ có biểu hiện hắt hơi liên tục.
- Chảy dịch mũi: Nước mũi vẫn có màu trong do chưa xuất hiện tình trạng nhiễm trùng.
- Ngạt mũi: Bệnh nhân có thể bị ngạt 1 hoặc cả 2 bên, tình trạng trở nên nặng hơn khi trời lạnh hơn hoặc khi sức đề kháng bị suy yếu.
- Mũi có nhiều dịch nhầy: Trong hốc và ngách mũi có chứa nhiều dịch nhầy. Khi mà bệnh nặng hơn khi bị nhiễm trùng thì sẽ sinh ra mủ có màu vàng pha xanh, mùi hôi vô cùng khó ngửi.
- Mất khứu giác: Mũi bị tắc nghẽn khiến khứu giác bị ảnh hưởng. Mũi nặng, khó ngửi, không thể cảm nhận được mùi hương của thức ăn và môi trường xung quanh.
- Niêm mạc mũi phù nề: Điều này được phát hiện qua quá trình khám. Niêm mạc và chỗ cửa mũi xuất hiện hiện tượng phù và chuyển sang màu đỏ. Phần cuốn mũi sẽ phình to hơn do bị sưng khiến cho không khí bị cản trở, khiến người bệnh khó thở.
Biến chứng của viêm mũi xuất tiết
Bệnh nếu để kéo dài sẽ dễ dẫn đến các một số biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
- Biến chứng thành các bệnh mãn tính: Khi không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ trở nên quá phát và gây ra các bệnh viêm họng mãn tính, viêm xoang mãn tính, viêm thanh khí quản, viêm tai giữa…
- Biến chứng ảnh hưởng đến mắt: Bệnh nguy hiểm, nếu người bệnh chủ quan trong thăm khám và điều trị có thể dẫn đến viêm túi lệ, viêm ổ mắt, áp xe mí mắt, thậm chí gây mù lòa.
- Biến chứng đến não bộ: Bệnh lý này cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến áp xe màng cứng, áp xe não, viêm màng não…nguy hiểm tính mạng.
- Biến chứng đến tai: Nếu không sớm phát hiện và điều trị có thể biến chứng làm giảm sức nghe, rối loạn tiền đình, điếc tai…
Cách điều trị viêm mũi xuất tiết
Tùy thuộc vào tác nhân, tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như:
- Dùng thuốc: Những loại thuốc đặc trị bệnh viêm xoang xuất tiết thường có tác dụng giảm xuất tiết, làm khô niêm mạc mũi, chống xuất tiết, kháng viêm làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Rửa xoang mũi bằng nước muối sinh lý: Phương pháp này giúp trôi bớt các chất tiết trong mũi, làm mũi thông thoáng hơn. Đồng thời nó cũng giúp cho các loại thuốc xịt mũi khác có tác động hiệu quả hơn lên niêm mạc mũi.
- Sử dụng thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết: Loại thuốc này có thành phần chính là corticoid và được điều chế dạng xịt. Tuy nhiên, người bệnh dùng thuốc không quá 7 ngày và chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, nếu dùng quá liều có thể dẫn đến hậu quả không mong muốn.
- Xúc xoang, phẫu thuật: Nếu thuốc uống, sử dụng thuốc xịt không hiệu quả hay phát hiện các bất thường bên trong cấu trúc của xoang mũi thì có thể bạn sẽ phải phẫu thuật. Nội soi, nong xoang hay mổ xoang mũi để hút, rửa sạch các rãnh dẫn dịch hoặc chỉnh hình cấu tạo của xoang mũi sao cho phù hợp.
- Phương pháp Plasma: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào cơ thể bệnh nhân, tiến hành làm sạch dịch nhầy trong mũi họng, tiêu diệt các tế bào viêm nhiễm trong mũi, đồng thời kháng viêm, kháng khuẩn, giảm phù nề hiệu quả.

Phương pháp phòng ngừa viêm mũi xuất tiết
Viêm mũi xuất tiết hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách:
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
- Giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
- Không gian sống sạch sẽ, thoáng mát.
- Uống nhiều nước, nước trái cây, nước có bổ sung muối khoáng.
- Ăn đủ chất dinh dưỡng, tránh sử dụng các chất kích thích không tốt cho cơ thể.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, thiền, yoga,… nhằm nâng cao thể trạng.
- Nghỉ ngơi khi cơ thể mệt mỏi, tránh làm việc quá sức.
Viêm mũi xuất tiết là nổi ám ảnh của rất nhiều người trong chúng ta. Môi trường sống không lành mạnh, sức đề kháng yếu, mắc các căn bệnh về hô hấp là tiền đề cho bệnh phát triển. Vậy nên một chế độ dinh dưỡng và kế hoạch sinh hoạt khoa học giúp cơ thể bạn luôn khỏe mạnh. Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi vừa cung cấp, bạn có thể tự lên kế hoạch ứng phó tốt nhất với chúng.