Viêm nang lông là tình trạng khá thường gặp ở da, đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cần tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh để điều trị hiệu quả và tránh tái phát.
Viêm nang lông là bệnh gì?
Viêm nang lông là bệnh lý về da do các nang lông bị viêm gây nên. Bệnh thường ảnh hưởng các bộ phận của cơ thể như vùng cằm, cánh tay, lưng, mông và chân. Viêm nang lông ban đầu có thể nhìn giống như những nốt đỏ hay mụn. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh tiến triển, chúng sẽ lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân phổ biến gây viêm nang lông bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn S. aureus và vi khuẩn Pseudomonas là thủ phạm chính. Những loại vi khuẩn này sống trên bề mặt da và thường không gây ra vấn đề gì. Nhưng nếu chúng xâm nhập vào bên trong cơ thể bạn, ví dụ thông qua một vết xước, thì chúng có thể gây ra rắc rối.
- Nấm da: Hắc lào trên da đầu có thể gây ra các triệu chứng viêm nang lông và dẫn đến rụng tóc.
- Lông mọc ngược: Đây thường là hậu quả của việc cạo lông, tẩy lông hoặc wax lông không đúng cách. Trừ khi trên da đã có sẵn vi khuẩn, nó thường không bị nhiễm trùng.
- Phản ứng tiếp xúc: Một số chế phẩm dùng trên da, như thuốc mỡ parafin, kem dưỡng ẩm, một số hóa chất và việc lạm dụng steroid bôi da có thể liên quan đến viêm nang lông.
- Thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm corticosteroid, androgen, ACTH, lithium, isoniazid, phenytoin, vitamin B, thuốc ức chế protein kinase và một số loại thuốc điều trị u ác tính di căn… có thể gây viêm nang lông.
- Bệnh dưới da: Mụn trứng cá, các rối loạn giống như mụn trứng cá, lichen phẳng và lupus ban đỏ có thể gây viêm nang lông.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm nang lông
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm nang lông, như:
- Các bệnh về da như mụn trứng cá hoặc viêm da.
- Da bị tổn hại do chấn thương hoặc phẫu thuật.
- Một số loại thuốc nhất định như kem bôi steroid hoặc kháng sinh trị mụn trứng cá lâu dài.
- Béo phì.
- Mặc quần áo không thấm mồ hôi hoặc không thoáng mát.
- Cạo lông không an toàn.
- Mắc bệnh làm giảm sức đề kháng với nhiễm khuẩn như tiểu đường.

Triệu chứng của viêm nang lông
Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:
- Mụn nhọt sưng đỏ xuất hiện ngay chính giữa lỗ chân lông.
- Chảy máu hoặc chảy mủ diễn ra khi nhọt vỡ.
- Thân nhiệt tăng nhẹ.
- Nốt đỏ hoặc mụn có lông ngay chính giữa.
- Mụn có thể vỡ ra và chảy máu hoặc có mủ.
- Ban đỏ và nhiễm trùng da.
- Cảm giác ngứa hoặc như bị bỏng.
- Đau hoặc rát.
- Cảm giác ngứa rát xảy ra ở vùng bị viêm nhiễm, đôi khi có thể ảnh hưởng đến những khu vực xung quanh.
Các biến chứng của viêm nang lông
Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến:
- Nhiễm khuẩn lan rộng hoặc tái diễn.
- Bệnh nhọt (furunculosis).
- Thương tổn vĩnh viễn ở da, chẳng hạn như sẹo hoặc vết thâm.
- Nang lông, nang tóc bị phá hủy, khiến lông, tóc không thể mọc lại được.
Cách điều trị cải thiện tại nhà
Những lựa chọn điều trị viêm nang lông thường gặp có thể kể đến như sau:
- Thuốc trị viêm nang lông: Bác sĩ sẽ kê toa cho bạn một số loại kem bôi hoặc thuốc dùng để kiểm soát tình trạng bệnh.
- Tiểu phẫu: Nếu kích thước nhọt quá lớn, người bệnh có thể cần làm tiểu phẫu để loại bỏ mủ. Điều này giúp xoa dịu cơn đau, đồng thời góp phần hỗ trợ thúc đẩy quá trình bình phục.
- Một số giải pháp khác: Triệt lông bằng laser, liệu pháp ánh sáng…
- Sử dụng kháng sinh không kê đơn: Kháng sinh dạng kem, gel, xà bông, sữa tắm không kê toa.
- Chườm khăn ẩm ấm: Giảm sự khó chịu do bệnh gây ra.
- Rửa sạch vùng da viêm: Rửa 2 lần 1 ngày bằng xà phòng kháng khuẩn, sử dụng khăn sạch mỗi lần để rửa sạch vùng da nhiễm trùng. Lưu ý không dùng chung khăn với người khác.
- Dùng kem làm dịu da: Một số loại kem giảm ngứa, kem hydrocortisone có thể dùng không kê đơn.
- Bảo vệ da: Ngừng cạo râu, lông vùng đang bị viêm nhiễm.

Cách phòng ngừa viêm nang lông
Những biện pháp tương tự cũng có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển củaviêm nang lông, bao gồm:
- Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để cung cấp đủ dưỡng chất cho một làn da.
- Bảo vệ da trước những loại hóa chất, chế phẩm vệ sinh có thành phần tẩy rửa mạnh.
- Không đội mũ nón chật, mặc quần áo chật.
- Chọn trang phục thoải mái bằng chất liệu cotton.
- Tránh dùng chung vật dụng cá nhân, đặc biệt là khăn tắm.
- Tránh cạo lông nếu có thể.
- Tránh sử dụng sản phẩm gây tiết nhiều dầu trên da.
- Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm gội bằng nước ấm để đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
- Không tự ý cạo, nặn các hạt mụn mủ,…
- Không dùng nhíp nhổ lông, triệt lông đúng cách, hạn chế sử dụng những loại kem triệt lông bán tràn lan trên thị trường.
Viêm nang lông không quá khó điều trị, nhưng nếu bạn để kéo dài quá lâu sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe làn da, có thể gây các bệnh lý khác. Vậy nên khi mới bắt đầu bị nang lông bạn cần đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám điều trị phù hợp. Bạn cần chú trọng hơn đến việc vệ sinh và chăm sóc da tránh nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học sẽ giúp cho làn da của bạn khỏe đẹp.