Viêm niệu đạo ở nam giới là bệnh lý nhiễm trùng ống dẫn nước tiểu, nguyên nhân có thể do vi khuẩn hoặc các yếu tố tác động khác. Bệnh lý này gây không ít triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm niệu đạo là gì?
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm cấp tính hay mạn tính của niệu đạo. Tiết dịch niệu đạo và đau khi tiểu tiện là dấu hiệu điển hình của bệnh lý này. Viêm niệu đạo thường do vi khuẩn gây ra, có thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Niệu đạo là ống dẫn tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, niệu đạo cũng còn là đường thoát ra của tinh dịch khi xuất tinh.
Phân loại bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo do vi khuẩn gồm 2 nhóm chính là viêm niệu đạo do lậu cầu và viêm niệu đạo không do lậu, cụ thể:
- Viêm niệu đạo do lậu cầu: Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn lậu, có dạng hình cầu, gram âm (Neisseria gonorrhoeae). Viêm niệu đạo do lậu cầu chiếm khoảng 20% trong tổng số các trường hợp viêm niệu đạo.
- Viêm niệu đạo do tác nhân khác, không phải vi khuẩn lậu: Chlamydia là tác nhân thường gặp nhất trong nhóm này.
Tuy nhiên, viêm niệu đạo cũng có thể không liên quan tới những tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Các trường hợp thường gặp bao gồm chấn thương niệu đạo; các thủ thuật thực hiện qua đường tiểu như đặt thông tiểu, nội soi bàng quang…, sỏi hay dị vật trong niệu đạo.
Nguyên nhân gây bệnh viêm niệu đạo
Phần lớn nguyên nhân gây viêm niệu đạo là do vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ bên ngoài, vùng da xung quanh lỗ tiểu ở phía đầu âm đạo hoặc dương vật. Các tác nhân gây viêm niệu đạo bao gồm:
- Vi khuẩn lây qua đường tình dục: Vi khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae), Chlamydia trachomatis, Trichomonas vaginalis…
- Virus herpes simplex (HSV-1, HSV-2) cũng có khả năng gây viêm loét niệu đạo.
- Các vi khuẩn gram âm đường ruột như: E Coli, Klebsiella, Proteus…
Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục như lậu và chlamydia thường giới hạn ở niệu đạo. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn có thể lan đến cơ quan sinh sản. Ở nữ giới, gây ra viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease). Đối với nam giới, có thể gây ra viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, có khả năng dẫn tới vô sinh.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ khác của hội chứng niệu đạo có thể bao gồm:
- Số lượng bạn tình.
- Quan hệ tình dục mà không có bao cao su.
- Có tiền sử mắc STI.
- Nhiễm khuẩn ở bàng quang hoặc thận.
- Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch.
- Vấn đề về cấu trúc giải phẫu, chẳng hạn như niệu đạo hẹp.
- Phụ nữ đã sinh nhiều con cũng có thể có nguy cơ mắc viêm niệu đạo cao hơn.

Triệu chứng bệnh viêm niệu đạo
Triệu chứng chính của viêm niệu đạo là đau khi đi tiểu (khó đi tiểu). Ngoài đau, các triệu chứng viêm niệu đạo bao gồm:
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy cần đi tiểu hoặc khẩn cấp.
- Khó để bắt đầu đi tiểu.
- Viêm niệu đạo cũng có thể gây ngứa, đau hoặc khó chịu khi một người người không đi tiểu được.
- Đau khi quan hệ.
- Ở nam giới, có máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu.
- Chất dịch trong hoặc có màng nhầy tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo.
- Những người bị viêm niệu đạo có thể bị đỏ hoặc bị sưng ở đầu dương vật.
- Cảm giác đau hoặc rát bỏng khi tiểu tiện.
- Bị ngứa hoặc khó chịu ở niệu đạo – ống dẫn tiểu.
Những nguy hiểm da viêm niệu đạo gây ra
Viêm niệu đạo và triệu chứng mang lại không ít những phiền toái cho người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, viêm niệu đạo dễ gây nên những tác hại khôn lường:
- Ảnh hưởng tâm lý: Viêm niệu đạo tiểu buốt, tiểu rắt sẽ khiến cuộc sống, sinh hoạt chị em bị đảo lộn, khó tập trung trong công việc, tâm trạng không ổn định, dễ cáu gắt, lo lắng.
- Ảnh hưởng đến đời sống tình dục: Gây đau đớn khi quan hệ, giảm khoái cảm, hưng phấn khi quan hệ, khiến quan hệ vợ chồng dễ rạn nứt.
- Gây vô sinh: Viêm niệu đạo có thể gây ra tình trạng vô sinh, bởi bệnh để lâu các vi khuẩn sẽ tấn công sâu vào bên trong gây viêm buồng trứng, viêm vòi trứng, viêm tử cung… ảnh hưởng đến hiện tượng rụng trứng và thụ tinh.
- Ảnh hưởng đến thai nhi: Phụ nữ mang thai bị viêm niệu đạo có nguy cơ sinh non, sẩy thai, thai chết lưu hoặc thai nhi sinh ra có thể bị đau mắt hột, nhiễm trùng đường hô hấp…
- Dẫn đến viêm nhiễm khác: Viêm niệu đão mãn tính các vi khuẩn dần tấn công ngược dòng lên đường tiết niệu trên gây viêm bàng quang, viêm thận, suy thận…
Biện pháp chuẩn đoán viêm niệu đạo
Các xét nghiệm có thể giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán viêm niệu đạo và nguyên nhân dẫn đến bệnh, bao gồm:
- Khám thực thể, bao gồm bộ phận sinh dục, bụng và trực tràng.
- Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra bệnh lậu, chlamydia hoặc vi khuẩn khác.
- Kiểm tra các chất dịch bất thường từ niệu đạo dưới kính hiển vi.
- Xét nghiệm máu thường không cần thiết cho chẩn đoán viêm niệu đạo. Nhưng xét nghiệm máu có thể được thực hiện trong một số người bệnh nghi ngờ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS.
Điều trị bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo cấp do vi khuẩn sẽ mau chóng khỏi bệnh với liệu trình điều trị kháng sinh phù hợp. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng phải được phát hiện và điều trị để tránh bệnh tái phát. Nếu có hẹp bao quy đầu hay dài bao quy đầu, cắt da bao đầu có thể giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan.

Phòng ngừa viêm niệu đạo
Nhiều vi khuẩn gây viêm niệu đạo có khả năng truyền từ người bệnh sang người khác thông qua quan hệ tình dục. Vì thế, thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn cũng là bí quyết phòng bệnh hiệu quả, cụ thể:
- Tránh quan hệ với nhiều người.
- Thường xuyên sử dụng bao cao su mỗi khi giao hợp.
- Bảo vệ người khác: Nếu phát hiện ra mình bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục, bạn nên thông báo ngay cho đối phương.
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh viêm niệu đạo, bạn cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình và cộng đồng như:
- Ăn uống đủ dưỡng chất để bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch cho cơ thể.
- Bổ sung nước đầy đủ: Mỗi ngày, bạn nên bổ sung khoảng 2 – 2,5 lít nước, giúp cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.
- Tránh nhịn tiểu quá nhiều và quá lâu: Thói quen xấu này sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ bên trong. Đây chính là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm niệu đạo.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thoáng mát và có độ thấm hút mồ hôi tốt. Bạn cần tránh tình trạng bí bách, ẩm ướt tại vùng kín, tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi phát triển, gây viêm nhiễm.
- Cần có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo và những bệnh lý nguy hiểm khác, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Viêm niệu đạo là bệnh phổ biến của đường tiết niệu. Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại các biến chứng không mong muốn như hẹp niệu đạo, nhiễm khuẩn các phần khác của đường tiết niệu và cơ quan sinh dục… Vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh nêu trên, bạn cần đi đến bệnh viện để thăm khám càng sớm càng tốt