Viêm nội tâm mạc là bệnh lý có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Đột quỵ hoặc giảm lưu lượng máu đến các cơ quan có thể xảy ra khi các khối vi khuẩn bị vỡ ra và làm tắc nghẽn mạch máu. Do vậy, cần có biện pháp chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Viêm nổi tâm mạc là bệnh gì?
Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm trùng lớp nội mạc của quả tim. Biểu hiện đại thể là những tổn thương sùi. Đây là bệnh rất nặng, nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh thường dẫn đến tử vong. Ngày nay dù có nhiều tiến bộ trong các kháng sinh điều trị cũng như phẫu thuật nhưng tỷ lệ tử vong của bệnh vẫn còn khá cao.
Các khuyến cáo hướng dẫn về bệnh thường dựa trên ý kiến của các chuyên gia bởi vì tỷ lệ mắc bệnh thấp, không có các thử nghiệm ngẫu nhiên và số lượng các phân tích gộp còn hạn chế.
Bệnh phát triển thành 3 giai đoạn:
- Nhiễm trùng huyết: Các vi sinh vật có trong máu.
- Vi sinh vật bám dính: Vi sinh vật dính vào các mô bên trong hoặc bên ngoài của niêm mạc.
- Vi khuẩn làm tổ: Sự phát triển của vi khuẩn tại vùng tổn thương đi kèm với phản ứng viêm, dẫn đến sự phát triển của các mảnh sùi.
Nhiều vi sinh vật gây bệnh tạo ra các màng sinh học polysaccharide bảo vệ chúng khỏi hệ miễn dịch của cơ thể và cản trở sự xâm nhập của kháng sinh.
Nguyên nhân gây bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Viêm nội tâm mạc dạng này thường được gây ra bởi một trong số các vi khuẩn nhóm streptococci viridans (Streptococcus Sanguis, mutans, mitis hoặc milleri) thường sống trong miệng và cổ họng. Streptococcus bovis hoặc Streptococcus equinus cũng có thể gây ra viêm nội tâm mạc bán cấp, thường ở những bệnh nhân có vấn đề về đường tiêu hóa chẳng hạn như viêm túi thừa hoặc ung thư đại tràng. Viêm nội tâm mạc bán cấp có xu hướng liên quan đến các van tim bất thường chẳng hạn như van tim bị hẹp hoặc bị rò. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp thường gây ra các triệu chứng không đặc hiệu, có thể kéo dài nhiều tuần trước khi được chẩn đoán.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm nội tâm mạc
Các triệu chứng phổ biến viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp là:
- Sốt nhẹ (dưới 39 độ C).
- Ớn lạnh.
- Đổ mồ hôi đêm.
- Đau cơ và khớp.
- Cảm giác mệt mỏi dai dẳng.
- Đau đầu.
- Khó thở.
- Chán ăn.
- Sụt cân.
- Các nốt nhỏ, mềm trên các ngón tay hoặc ngón chân.
- Các mạch máu nhỏ bị vỡ ở lòng trắng của mắt, vòm miệng, bên trong má, trên ngực hoặc trên các ngón tay và ngón chân.

Biến chứng của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
- Tắc mạch hệ thống.
- Suy tim.
- Biến chứng thần kinh.
- Nhiễm trùng lan rộng không kiểm soát.
- Biến chứng suy thận.
- Áp xe lách.
- Viêm cơ tim.
- Tử vong.
Viêm nội tâm mạc có nguy hiểm không?
Viêm nội tâm mạc có thể gây biến chứng tại chỗ và biến chứng hệ thống.
Biến chứng tại chỗ
Các hậu quả tại chỗ của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng bao gồm.
- Áp xe mô cơ tim với sự hủy hoại của mô cơ tim và đôi khi có thể dẫn đến bất thường hệ thống dẫn truyền (thường là áp xe vùng vách).
- Hở van đột ngột, gây ra suy tim và tử vong (thường do tổn thương van hai lá hoặc van động mạch chủ).
- Viêm động mạch chủ do lây lan liên tục của nhiễm trùng.
Các biến chứng liên quan đến nhiễm trùng van cơ học thường đặc trưng bởi áp xe vòng van, sùi gây tắc nghẽn, áp xe cơ tim và phình mạch có thể gây kẹt van, hở cạnh chân van và bất thường các đường dẫn truyền.
Biến chứng hệ thống
Hậu quả toàn thân của viêm nội tâm mạc chủ yếu do:
- Tắc mạch do các mảnh sùi từ van tim.
- Các hiện tượng miễn dịch qua trung gian (chủ yếu là nhiễm trùng mạn tính).
Chẩn đoán viêm nội tâm mạc
Khi có những triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm dấu hiệu của bệnh như sau:
- Cấy máu: Cấy máu tìm ra vi khuẩn gây nhiễm khuẩn huyết dẫn tới viêm nội tâm mạc, nên thực hiện cấy máu khi bệnh nhân đang sốt và trước khi cho sử dụng kháng sinh điều trị.
- Xét nghiệm máu: Các kết quả xét nghiệm máu sẽ cho thấy tình trạng nhiễm trùng như: số lượng bạch cầu tăng vừa, số lượng hồng cầu giảm nhẹ, tốc độ máu lắng cao, bạch cầu đa nhân trung tính,…
- Xét nghiệm nước tiểu: Xuất hiện protein niệu, đái ra máu vi thể.
- Siêu âm tim: Siêu âm tim giúp kiểm tra các tổn thương sùi xuất hiện trong viêm nội tâm mạc.
- Điện tâm đồ: Khi viêm nội tâm mạc gây ra rối loạn nhịp tim bất thường, điện tâm đồ các thể phát hiện và xác định bệnh.
- Siêu âm qua ngã thực quản: Phương pháp siêu âm này cho phép quan sát cụ thể cấu trúc van tim, tổn thương cũng như các dấu hiệu nhiễm trùng ở khu vực này.
- Chụp cắt lớp vi tính: Đa phần bệnh nhân được chỉ định chẩn đoán này khi nhiễm trùng lan rộng đến bộ phận khác ngoài viêm nội tâm mạc.
Biện pháp điều trị viêm nổi tâm mạc
Sử dụng thuốc
Phương pháp điều trị quan trọng nhất với bệnh nhân viêm nội tâm mạc do vi khuẩn là liệu pháp kháng sinh, đồng thời kết hợp với chống đông và can thiệp ngăn ngừa biến chứng. Xem xét lựa chọn loại kháng sinh và liều lượng thích hợp là rất quan trọng để điều trị viêm hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng kháng kháng sinh.
Phẫu thuật
Đôi khi cần phẫu thuật để loại bỏ các mô bị tổn thương hoặc các vùng bị nhiễm trùng. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết để sửa chữa hoặc thay thế van tim bị tổn thương do viêm nội tâm mạc.

Những thói quen sinh hoạt giúp tầm bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Bạn có thể hạn chế diễn tiến của bệnh bằng các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày.
- Tránh gây nhiễm trùng da, bao gồm xỏ khuyên trên cơ thể và xăm mình.
- Đảm bảo an toàn khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hoặc thủ thuật ngoại khoa trong bệnh viện.
- Điều trị các tình trạng liên quan đến tim kịp thời.
- Tránh sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch.
- Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi lối sống phù hợp.
- Thăm khám định kỳ để được chẩn sức khỏe.
Không nên chủ quan với viêm nội tâm mạc bởi bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tốt như: tắc mạch hệ thống, suy tim, biến chứng thần kinh, nhiễm trùng lan rộng không kiểm soát, biến chứng suy thận, áp xe lách, viêm cơ tim, tử vong.
Leave a reply