Viêm ống dẫn trứng là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm có khả năng cao dẫn đến vô sinh ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị. Khi bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời có khả năng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới.
Viêm ống dẫn trứng là bệnh gì?
Ống dẫn trứng hay còn gọi là vòi trứng, đây là bộ phận nối giữa tử cung với buồng trứng (2 buồng trứng tương ứng với 2 ống dẫn trứng trái và phải). Ống dẫn trứng có độ dài khoảng 10cm có chức năng vận chuyển trứng và tinh trùng. Đồng thời là nơi gặp gỡ của tinh trùng từ ngoài đi vào trứng và từ buồng trứng đi ra.
Viêm ống dẫn trứng là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại vòi trứng do vi khuẩn và một số tác nhân xấu khác gây ra. Viêm ống dẫn trứng thường do tình trạng nhiễm trùng từ âm đạo và cổ tử cung lan sâu vào ống dẫn trứng.
Nguyên nhân gây viêm ống dẫn trứng
Phụ nữ đã quan hệ tình dục và đã từng sinh con càng dễ mắc bệnh hơn so với những người chưa từng quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục không an toàn: khi quan hệ tình dục chính, đây là cơ hội mà các loại vi khuẩn, nấm có hại dễ dàng xâm nhập vào sâu âm đạo nếu quan hệ tình dục không an toàn.
- Do phá thai: Phụ nữ phá thai không đảm bảo an toàn hoặc phá thai nhiều lần rất dễ làm cơ quan sinh sản nữ bị viêm nhiễm. Nguy hiểm hơn khi phá thai tại cơ sở y tế kém chất lượng, dụng cụ y tế không được vô trùng. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sâu vào trong.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch: Trong thời kỳ hành kinh, hay quan hệ tình dục xong không vệ sinh sạch sẽ. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dần lây lan vào sâu trong vòi trứng.
- Viêm ống dẫn trứng do làm các thủ thuật ở bộ phận sinh dục: Các thủ thuật như đặt vòng, phẫu thuật vùng tiểu khung… Trong quá trình tiến hành phẫu thuật, đây là thời điểm vi khuẩn dễ lây nhiễm từ dụng cụ y tế hoặc do quá trình vệ sinh sau tiểu phẫu không an toàn.

Dấu hiệu khi bị viêm ống dẫn trứng
Các biểu hiện của viêm ống dẫn trứng thường không điển hình, tương tự như các bệnh phụ khoa khác:
- Đau bụng.
- Đau lưng.
- Ra khí hư nhiều, tăng tiết dịch âm đạo (vàng đục, loãng, mùi hôi…).
- Kinh nguyệt không đều.
- Có hiện tượng sốt, buồn nôn hoặc nôn nhiều.
- Tiểu gắt, tiểu buốt.
- Giao hợp đau.
Tuy nhiên, nhiều trường hợp chị em không có bất kỳ triệu chứng ở giai đoạn đầu, chỉ thỉnh thoảng cảm thấy khó chịu phần bụng dưới. Đến khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã tiến triển nặng và cần phải điều trị gấp.
Biến chứng nguy hiểm của viêm ống dẫn trứng
Nếu không có liệu pháp chữa trị viêm ống dẫn trứng hiệu quả, căn bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng:
- Viêm nhiễm lan rộng: Viêm nhiễm ống dẫn trứng lâu ngày có nguy cơ lan sang các cơ quan lân cận như buồng trứng hoặc tử cung.
- Mang thai ngoài tử cung: Khi ống dẫn trứng bị hẹp làm cho trứng sau khi thụ tinh không trở về tử cung làm tổ được mà làm tổ ở ngay thành ống dẫn trứng. Dẫn đến mang thai ngoài tử cung, khi thai lớn gây đau đớn, vỡ ống dẫn trứng. Không kịp phát hiện có thể gây tử vong cho mẹ.
- Gây vô sinh: Đây là hậu quả nặng nề nhất nếu không chữa trị kịp thời. Gây tắc nghẽn hoàn toàn ống dẫn trứng, trứng và tinh trùng không thể gặp nhau -> không thụ thai được.
- Đau bụng dưới: Viêm tắc vòi trứng gây nhiễm trùng vùng chậu và khu màng bụng. Gây ra những cơn đau bụng dưới dữ dội.
Điều trị viêm ống dẫn trứng
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị riêng cho từng đối tượng. Hiện nay, hai phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất là nội khoa và ngoại khoa.
Phương pháp điều trị nội khoa
Trong giai đoạn bệnh nhân phát hiện sớm và bệnh tình vẫn chưa diễn biến xấu, chưa có biến chứng thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng viêm. Đồng thời, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp các loại vitamin và các chất kích thích lên da non để tiêu diệt vi khuẩn để loại bỏ viêm nhiễm và ngăn ngừa bệnh phát triển.
Phương pháp điều trị ngoại khoa
Với những trường hợp bệnh viêm vòi trứng ở giai đoạn nặng, xuất hiện mủ thì bắt buộc phải tiến hành can thiệp ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ kết hợp dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn đồng thời sử dụng các thủ thuật loại bỏ sự viêm nhiễm. Tình huống xấu nhất khi ống dẫn trứng không có khả năng phục hồi, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần bị viêm hoặc toàn bộ vòi trứng.

Phương pháp phòng ngừa bệnh
Trong quá trình điều trị bệnh viêm vòi trứng, chị em cũng cần chú ý một số vấn đề sau để ngăn ngừa bệnh viêm vòi trứng tái phát trở lại:
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục nữ giới hàng ngày, đặc biệt chú ý vệ sinh sạch trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục nhằm phòng tránh vi khuẩn có thể tấn công vào gây viêm nhiễm.
- Cần mặc quần lót loại thoáng mát, hút ẩm tốt. Tránh thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín có chất tẩy rửa khi vệ sinh vùng kín.
- Nếu có quan hệ tình dục thì nên thực hiện quan hệ an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ để giúp phòng tránh viêm nhiễm.
- Xây dựng lối sống sinh hoạt, làm việc hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ.
- Bổ sung nhiều loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe như rau xanh, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt… Tránh sử dụng các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đồ ngọt, các loại chất kích thích.
- Chủ động đi thăm khám phụ khoa định kỳ nhằm phát hiện và điều trị các bệnh lý phụ khoa.
Viêm vòi trứng là căn bệnh hàng đầu gây ra vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. Do đó, chị em phụ nữ khi thấy mình có các biểu hiện của bệnh viêm vòi trứng thì nên đi thăm khám ngay. Việc thăm khám và điều trị sớm là rất cần thiết. Đồng thời, điều chỉnh lại sinh hoạt và ăn uống khoa học hơn nhằm bảo vệ sức khỏe, đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh.