Sự thay đổi thời tiết bất chợt chính là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều người bị mắc phải các vấn đề về đường hô hấp. Trong đó, bệnh viêm phế quản cấp là loại bệnh lý phổ biến nhất trong giai đoạn chuyển giao giữa hai mùa.
Viêm phế quản cấp là bệnh gì?
Viêm phế quản cấp tính là tình trạng nhiễm trùng do virus gây viêm và sưng ở ống phế quản, hình thành chất nhầy bên trong phổi, làm thu hẹp đường thở dẫn đến khó thở hơn.
Hầu hết các trường hợp bệnh viêm phế quản cấp có thể cải thiện trong vòng vài ngày nhưng người bệnh sẽ bị ho kéo dài trong vài tuần, sau khi hết tình trạng nhiễm trùng.
Nguyên nhân bệnh viêm phế quản cấp
Người bệnh mắc viêm phế quản cấp có thể là do các nhân tố sau:
- Virus: Ở thời điểm hiện tại, đây được coi là “hung thủ” hàng đầu gây nên bệnh viêm phế quản cấp. Các virus thường gặp có thể là: một số chủng virus herpes, Corona virus, virus đại thực bào đường hô hấp, virus cúm A – B, cúm gia cầm, cúm lợn…
- Vi khuẩn: Là tác nhân cũng thường gặp như virus. Các nhóm vi khuẩn thường gặp có thể kể đến đó là Haemophylus influenzae, tụ cầu, liên cầu, E. coli,….
- Do bệnh lý khác: Các bệnh như trào ngược dạ dày, các bệnh dị ứng đường hô hấp trên,… cũng có thể là nguyên do dẫn tới viêm phế quản cấp.
- Sức đề kháng yếu: Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm do một bệnh nền mạn tính hoặc cảm lạnh thì người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng đường phế quản.
- Thời tiết thay đổi: Tính chất khắc nghiệt của thời tiết sẽ khiến cho niêm mạc hô hấp dễ bị kích ứng, gây sưng, viêm.
- Khói thuốc lá: Cho dù là hút thuốc chủ động hay thụ động thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chất Nicotin trong thuốc lá rất có hại cho niêm mạc đường hô hấp.
- Hoá chất: Có một số loại hoá chất như các loại hạt, vải dệt, hơi hóa chất như clo, amoniac có khả năng gây kích ứng phổi nếu bạn tiếp xúc thường xuyên, liên tục trong nhiều giờ liền.

Dấu hiệu của viêm phế quản cấp tính
Các dấu hiệu nhận biết viêm phế quản cấp tính:
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Sốt nhẹ.
- Khó thở.
- Thở khò khè hoặc tiếng huýt sáo khi thở.
- Ho có thể tiết ra chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây (đờm).
- Cảm thấy chán nản hoặc mệt mỏi.
Phương pháp điều trị viêm phế quản cấp tính hiệu quả
Giảm triệu chứng (ví dụ acetaminophen, bù dịch, có thể là thuốc giảm ho).
Thuốc cường beta đường hít cho các bệnh nhân có triệu chứng thở khò khè.
Thuốc kháng sinh sẽ không hữu ích nếu nguyên nhân là do virus. Dùng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân là do vi khuẩn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bên cạnh các phương pháp điều trị cơ bản, những lưu ý dưới đây có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn cũng như tăng khả năng hồi phục và ngăn ngừa các biến chứng của viêm phế quản cấp, đồng thời giúp kiểm soát các triệu chứng của viêm phế quản mãn tính.
- Tránh tiếp xúc với các chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá. Không hút thuốc.
- Mang khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm hoặc nếu phải tiếp xúc với chất kích thích.
- Uống nhiều nước, giữ ấm vào mùa đông.
- Giữ ấm vùng mũi, ngực khi trời lạnh.
- Chế độ ăn uống đủ chất giúp tăng cường miễn dịch.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đặc biệt là khi ở trong môi trường, không khí bị ô nhiễm, hoặc khi phải tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch nhờ chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng.
- Chăm chỉ tập thể dục thể thao điều độ, tăng sức đề kháng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Nếu bị các bệnh như nhiễm trùng tai – mũi – họng, răng hàm mặt, suy giảm miễn dịch cần tích cực điều trị.
- Rửa tay thường xuyên và tiêm phòng cúm hàng năm.
Việc điều trị viêm phế quản cấp không quá khó khăn. Vậy nên, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Chẩn đoán và điều trị dứt điểm, tránh những biến chứng nặng hơn của bệnh. Điều trị viêm phế quản từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Bên cạnh đó, người bệnh cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học nhằm hỗ trợ điều trị và phòng bệnh một cách hiểu quả.
Leave a reply