Viêm tiểu phế quản cấp thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, đặc biệt là các trẻ rất nhỏ còn đang bú mẹ. Bệnh có nhiều mức độ khác nhau, có thể chỉ nhẹ thoáng qua, trẻ sẽ khỏi sau một vài ngày hoặc có thể rất nặng, gây suy hô hấp, tử vong.
Bệnh viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản cấp là hội chứng lâm sàng gây ra do tình trạng viêm cấp của khí quản và các phế quản lớn. Tác nhân gây viêm phế quản thường gặp nhất là virus. Đây là bệnh khá phổ biến ở trẻ em, đối tượng thường mắc phải là trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh. Bệnh có thể xuất hiện cùng lúc hoặc sau khi trẻ mắc một căn bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, ho gà, sởi… Do đó, các chuyên gia nhi khoa khuyến cáo phụ huynh cần tiêm chủng đầy đủ các mũi vaccine cần thiết để bảo vệ trẻ trước các căn bệnh nhiễm khuẩn đe dọa.
Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp ở trẻ em
Viêm phế quản cấp ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
- Trẻ bị viêm phế quản cấp tính do virus. Khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc thời tiết thay đổi đột ngột sẽ khiến các vi khuẩn này hoạt động mạnh mẽ hơn, nhất là ở vùng mũi họng và gây bệnh.
- Trẻ em bị dị ứng, viêm xoang mạn tính hoặc người có amidan mở rộng quá mức cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản cấp.
- Các yếu tố bên ngoài như môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc cũng có thể gây bệnh. Ngoài ra viêm phế quản cấp tính có thể là kết quả của cơn hen.
- Nếu tình trạng môi trường bất lợi kéo dài bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ sẽ chuyển sang mãn tính. Bên cạnh đó nếu cha mẹ để trẻ tắm nước lạnh quá lâu, đứng trước máy lạnh, ngồi điều hòa sai cách cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này.
- Các hóa chất độc hại có thể đi theo đường hơi nước và gây kích thích niêm mạc của phế quản, từ đó gây viêm. Vì thế cha mẹ cần tránh không để trẻ tiếp xúc với môi trường có hóa chất, độc hại.

Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ em
- Virus là nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản giai đoạn đầu, thường gặp ở trẻ sau khi bị cảm lạnh, sổ mũi, ho, viêm đường hô hấp trên.
- Chảy nước mũi kèm với sốt cao (thường sốt 39-40 độ), ho kéo dài từ 2-3 tuần thì có thể bé đã bị viêm phế quản cấp.
- Trẻ bị đau rát họng, khạc ra đờm trắng hoặc đờm xanh, vàng.
- Trẻ thở khò khè.
- Mũi có dịch màu xanh.
- Trẻ có cảm giác đau ngực, thở gấp chán ăn, mệt mỏi, có thể bị nôn trớ.
Viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?
Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng liệu rằng viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Bác sĩ cho biết bệnh viêm phế quản cấp sẽ không gây ảnh hưởng gì đến trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cũng không loại bỏ trường hợp cha mẹ không phát hiện sớm được tình trạng viêm phế quản cấp ở trẻ em khiến bệnh tiến triển nặng hơn tới giai đoạn nguy hiểm kèm theo chữa trị sai cách làm gia tăng nguy cơ biến chứng như:
- Chuyển thành viêm phế quản mạn tính, kéo dài gây bệnh viêm phổi.
- Phát triển thành hen mạn tính.
- Tràn dịch phổi, nghiêm trọng nhất là gây tử vong.
Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ em
Nếu được điều trị đúng cách, bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể trị dứt điểm. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề dưới đây để có thể chăm sóc và bảo vệ con mình một cách tốt nhất:
- Trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ. Phương pháp tốt nhất để trị bệnh là làm long đờm và cho trẻ ăn uống đầy đủ. Chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tự khỏi sau vài ba ngày.
- Đối với viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, bé còn bú nên mẹ nên tăng cường cho trẻ bú nhiều hơn. Trường hợp trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, mẹ cần cung cấp nhiều nước cho trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ và vệ sinh tai mũi họng của trẻ thường xuyên bằng những dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Với những trường hợp trẻ bị sốt, bạn không nên ủ ấm trẻ quá kỹ. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát. Mẹ có thể chườm nhẹ vùng nách, cổ, bẹn cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao, mẹ cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ và nếu trẻ có biểu hiện bất thường hoặc cơn sốt không giảm, tốt nhất nên đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh viêm phế quản cho trẻ em
- Cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
- Khi bé bị sổ mũi thì bố mẹ cần lấy nước mũi cho bé thường xuyên. Dùng tăm bông đưa vào lỗ mũi để các chất dịch nhầy dính vào và rút ra.
- Nhỏ nước muối sinh lý để sạch khuẩn và vệ sinh phía trong mũi cho trẻ.
- Không nên mặc quá nhiều áo cho bé làm cho bé nóng, không khí trong phòng không được quá khô. Nếu cần thiết phải tạo ẩm cho không khí.
- Không để cho bé hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm rát phế quản nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nguy cơ nhiễm viêm tiểu phế quản là rất cao.
- Cố gắng cách ly với nguồn bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em là bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu bé được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, nếu các bậc phụ huynh thấy bé có các dấu hiệu bất thường ở trên, thì hãy đưa bé đến phòng khám gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn kịp thời.
Leave a reply