Viêm sụn vành tai là bệnh phổ biến do nhiều nguyên nhân. Bệnh hay xảy ra ở giới trẻ do xu hướng bấm lỗ tai xâu nhiều khuyên tai. Bệnh có nguy cơ hoại tử nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm sụn vành tai là bệnh gì?
Viêm sụn vành tai là một tình trạng viêm lan tỏa nhưng không nhất thiết là nhiễm trùng, quá trình dẫn đến sưng tấy, đỏ và đau vành tai, hoặc áp xe giữa sụn và màng sụn.
Nguyên nhân gây viêm sụn vành tai
Viêm sụn vành tai là một trường hợp của nhiễm trùng thứ phát hình thành do các nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Do viêm màng sụn tai: Khi bị viêm lớp mô bao nuôi dưỡng và bảo vệ bên ngoài sụn tai (màng sụn tai) thì có thể dẫn đến biến chứng viêm sụn vành tai. Do vậy các triệu chứng của bệnh sẽ tương tự như viêm màng sụn và dễ bị nhầm lẫn.
- Do viêm tai giữa: Các dạng viêm tai giữ luổn ẩn chứa nhiều ổ vi khuẩn nguy hiểm dễ dấn đến biến chứng viêm sụn vùng tai ngoài, Đặc biệt là viêm tai giữa có chảy dịch mủ, đây là dạng viêm tai dễ dẫn đến viêm sụn vành nhất.
- Hệ quả của các chấn thương thể thao hoặc những hoạt động có ảnh hưởng quá lớn tới vành tai như: xỏ lỗ tai, bấm khuyên vành tai, bị bỏng, xước da tai,…
- Do điều trị viêm tai ngoài không triệt để: Các bệnh viêm tai ngoài thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây nhiễm trùng, đó đó nếu điều trị viêm tai ngoài không tốt sẽ làm vi khuẩn gây viêm lây lan sang vùng vành tai và ăn mòn sụn tai.
- Do sự xâm nhập của vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây viêm và không được điều trị kịp thời.
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết quá lạnh nhiều sương tuyết, nước mưa, gió lạnh hoặc quá nắng gây cháy rát, đỏ tai cũng có thể khiến vành tai bị sưng, đau và viêm.
- Biến chứng của viêm đa khớp: Viêm sụn vành tai là biến chứng mãn tính ít gặp của viêm đã khớp nhưng có thể ăn mòn mô sụn rất nhanh.
- Một số nguyên nhân khác: Do nằm ép tai quá lâu xuống một mặt phẳng, có mụn ở vành tai, bị bỏng ở vành tai,…

Dấu hiệu của viêm sụn vành tai
Biểu hiện của bệnh tùy thuộc khi bệnh nhân tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh:
- Đau tai.
- Có mủ hoặc chảy dịch (trong những trường hợp nghiêm trọng).
- Sốt (trong trường hợp nặng).
- Cấu trúc tai biến dạng (trong trường hợp nghiêm trọng).
Nếu bị viêm màng sụn tái phát, bạn có thể có các dấu hiệu ít phổ biến hơn như:
- Tai mềm.
- Mất thính lực đột ngột.
- Chóng mặt.
- Giảm khả năng giữ thăng bằng cơ thể.
- Ù tai.
- Chảy dịch tai.
- Viêm tai giữa.
Biến chứng viêm sụn vành tai
Viêm sụn vành tai không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nó có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại. Điển hình như:
- Viêm dẫn đến hoại tử tai.
- Làm tai bị biến dạng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Tai súp lơ: Là biến chứng thường gặp nhất, khiến người bệnh mất tự tin về vẻ ngoài, khó đeo khuyên tai, tai nghe, khó lấy ráy tai.
- Nguy cơ viêm tai giữa, suy giảm hoặc mất thính lực.
- Nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng: Hiếm gặp nhưng khi vi khuẩn từ màng sụn tai vào máu và gây nhiễm trùng sẽ làm cho viêm sụn tai khó điều trị thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Cách điều trị viêm sụn vành tai
Sử dụng thuốc
Bệnh nhân viêm sụn vành tai thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc chống viêm, chống phù nề steroid.
- Thuốc giảm đau.
- Trường hợp nặng: Bệnh nhân bị đau nhiều, vành tai sưng, đỏ nặng, cần nhập viện truyền kháng sinh qua đường tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch steroid và chăm sóc tại chỗ.
- Kháng sinh liều cao, phổ rộng, lưu ý kháng sinh cho vi khuẩn kị khí, trực khuẩn mủ xanh. Tốt nhất là theo kháng sinh đồ.
Tại chỗ
- Chích rạch rộng tháo mủ.
- Nạo bỏ hết các mảnh sụn hoại tử.
- Băng ép vành tai tránh sưng tấy tái phát.
- Vệ sinh bằng nước muối sinh lý.

Phương pháp phòng ngừa viêm sụn vành tai
Viêm sụn vành tai thường mang đến những tác động rất đau đớn. Bởi vậy, người bệnh nên thực hiện một số các biện pháp để phòng tránh tại nhà, cụ thể như sau:
- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi cho lên tai.
- Hạn chế đưa tay chạm lên tai.
- Đối với trường hợp cháy nắng nên chườm đá lạnh lên vùng da bị tổn thương hoặc thoa gel nha đam (lô hội) nhằm giảm đau.
- Nên giữ ấm tai, che tai kín khi ra ngoài trời gió, mưa lạnh, khi thời tiết chuyển mùa.
- Tránh để vành tai tiếp xúc với các vật bên ngoài, đặc biệt là các vật sắc nhọn.
- Không dí sát điện thoại vào tai, đeo tai nghe quá chật hoặc quá lâu, đội mũ bảo hiểm quá chật, hay áp tai vào một mặt cứng nào đó.
- Khi chơi thể thao, nếu có thể, hãy đội mũ bảo hiểm để bảo vệ tai nhằm tránh các va chạm, chấn thương tai.
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu omega 3 chuỗi dài EPA và DHA như cá trích, cá cơm, cá hồi,… để giúp giảm protein phản ứng C (CRP) gây hoại tử.
- Tăng cường các rau của quả giàu sulforaphane, vitamin C như súp lơ, cải xoăn, ớt chuông để giảm mức độ cytokine và NF – kB gây viêm.
- Hạn chế ăn các đồ ăn vặt kém lành mạnh, Carbohydrate tinh chế, đồ uống nhiều đường, đồ chiên rán dầu mỡ.
Viêm sụn vành tai có thể để lại nhiều di chứng khó lường cho bệnh nhân, đặc biệt về chức năng thẩm mỹ. Vì vậy, khi có dấu hiệu cảnh báo bệnh, người bệnh nên đi khám ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đồng thời cũng nắm rõ được các phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho bản thân và người thân xung quanh để kịp thời đối phó với bệnh.