Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh là điều kiện tiên quyết giúp duy trì và cải thiện sức khỏe, đồng thời góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Chính vì thế, để hạn chế tình trạng nhiễm trùng và giúp lấy lại thính lực, người bệnh viêm tai giữa cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Viêm tai giữa nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng tốt, khoa học sẽ có lợi cho bệnh nhân bị viêm tai giữa, giúp bệnh nhanh chóng phục hồi và không gặp khó chịu do bệnh gây ra.
- Ăn nhiều rau xanh: Khi bị mắc bệnh viêm tai giữa, người bệnh cần cung cấp đủ chất xơ, khoáng chất cho cơ thể. Bằng việc bổ sung nhiều loại rau xanh trong những bữa ăn hằng ngày sẽ có lợi cho bệnh nhân rất nhiều. Các loại rau có lợi như rau dền, rau muống…
- Ăn nhiều thực phẩm có vitamin C: Vitamin C sẽ có nhiều trong cải xoăn, mù tạt xanh, ớt chuông, cam quýt, bưởi, súp lơ và đu đủ… Vitamin C có công dụng giúp vết thương mau lành, phòng chống viêm nhiễm và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Dầu thực vật: Khi bị viêm tai giữa người bệnh nên tránh ăn dầu mỡ động vật, thay vào đó hãy dùng dầu thực phẩm. Bởi trong chúng có sinh tố D, E nên sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm xương chũm do viêm tai giữa gây ra.
- Nên ăn nhiều cá biển: Những loại cá biển, rong biển có chứa nhiều iot, khoáng chất sẽ có lợi cho người bệnh viêm tai giữa. Ăn các thực phẩm này hằng ngày sẽ giúp quá trình hồi phục của tai được nhanh chóng hơn.

Viêm tai giữa nên kiêng gì?
Người bệnh cần kiêng ăn một số loại thực phẩm để tránh tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể:
Món ăn cay nóng, nhiều gia vị
Sử dụng đồ ăn quá đậm vị hoặc quá cay có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày và tích tụ khí nóng, gây bốc hỏa và sưng viêm ở tai. Người bệnh có tiền sử mắc bệnh tai – mũi – họng cũng sẽ bị ảnh hưởng khi dùng các món này. Không chỉ vậy, người bệnh cũng nên hạn chế các món ăn có tính nóng, dễ gây nhiệt.
Các đồ ăn nhiều đường
Kẹo, bánh kem, bánh quy, mứt…là các món ăn ưa thích của nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên khi bé bị viêm tai giữa mẹ kiêng cho ăn các đồ ngọt, nhiều đường. Lượng đường có thể dẫn tới tăng đường huyết trong máu dẫn tới ù tai, ức chế hệ miễn dịch khiến bệnh lâu khỏi hơn.
Các món từ gạo nếp
Đối với bệnh viêm tai giữa việc sử dụng đồ nếp là điều tối kỵ. Người bệnh nên kiêng hoàn toàn các món ăn như bánh nếp, xôi, bánh khúc, bánh bao, nếp cẩm…Không chỉ khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, các món ăn này có kích thích tạo mủ, bít tai và gây suy giảm thính lực.
Đồ uống lạnh và các chất kích thích
Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đá lạnh trong quá trình điều trị viêm tai giữa sẽ làm tình trạng sưng viêm tiến triển nghiêm trọng, dẫn tới ù tai, giảm thính lực và gia tăng nguy cơ biến chứng.
Thức ăn chứa chất gây viêm
Người bệnh viêm tai giữa nên tránh xa những loại thực phẩm chứa chất gây viêm như đồ nếp, hải sản, tôm, cua,… Bởi chúng có thể kích thích sản sinh tế bào gây viêm dẫn đến triệu chứng ngứa ngáy và làm tăng lượng mủ tích tụ trong tai.
Thực phẩm chứa nhiều muối
Natri chứa trong muối có thể giúp duy tri và cân bằng chất lỏng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây ứ chất lỏng trong tai, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Để tránh các vấn đề khác về tai, người bệnh nên hạn chế nạp những loại thực phẩm như nước sốt đậu nành, bánh quy, thịt muối,…
Hạn chế thực phẩm chiên xào
Khi đã mắc bệnh, bạn cũng nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào. Vì nếu ăn nó sẽ khiến tai của chúng ta trở nên đau và khó chịu hơn nhiều.

Chăm sóc người bệnh viêm tai giữa
- Chườm khăn mặt ấm lên vùng tai bị đau hoặc chườm lạnh để giảm sưng.
- Hạn chế sử dụng vật nhọn hoặc dùng lực ngoáy sâu làm tổn thương đến màng nhĩ.
- Sử dụng keo bạc, một chất kháng sinh tự nhiên để rửa sạch tai.
- Áp tai lên gối khô và nằm nghiêng một bên. Sau một thời gian ngắn, chất dịch sẽ chảy ra ngoài theo trọng lực.
- Giữ vệ sinh tổng thể tai – mũi – họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý định kì 3 – 4 trong tuần.
- Làm khô dịch từ ống Eustachian bằng cách dùng máy sấy và để cách xa tai khoảng 30 – 40cm.
- Sử dụng biện pháp bảo vệ khi đi ra ngoài như mũ, áo choàng, khẩu trang, chụp tai…
- Có thể dùng tinh dầu để chữa bệnh viêm tai giữa: một số tinh dầu có tính kháng khuẩn hay kháng vi sinh vật khác. Vì thế, tinh dầu rất hữu hiệu để phòng ngừa sự nhiễm khuẩn và virus.
- Nên nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, tránh tình trạng căng thẳng đầu óc hay stress.
- Chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Không dùng tăm bông hoặc các vật cứng cho vào tai để lấy mủ ra ngoài. Điều này có thể gây tổn thương tai, dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm vùng thủng màng nhĩ rộng hơn, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Chế độ ăn uống đóng vai trò hết sức quan trọng đối với người bị viêm tai giữa. Bên cạnh chú trọng viêm tai giữa kiêng ăn gì người bệnh cũng nên kết hợp với chế độ sinh hoạt hàng ngày để bệnh nhanh chóng hồi phục. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.