Việc kiêng cữ đối với những người bệnh viêm tai giữa vô cùng quan trọng. Người bệnh cần kiêng ăn một số loại thực phẩm để tránh tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị nhiễm trùng gây sưng, đau, sốt, chảy dịch. Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi song phổ biến nhất là trẻ em từ 6-36 tháng tuổi do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh, miễn dịch yếu.
Viêm tai giữa ăn gì?
Một số thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ tốt cho việc lành bệnh bao gồm:
- Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, các loại nước uống tự làm tại nhà và trái cây khô.
- Vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bạch cầu tiêu diệt các mầm bệnh. Thêm vitamin C vào chế độ ăn với các thực phẩm như rau lá xanh, các loại quả mọng như việt quất…
- Vitamin A và kẽm cũng giúp giảm tình trạng viêm tai giữa nhờ tính chống oxy hóa.
- Sử dụng dầu ô liu, dầu cá và dầu dừa, thực phẩm chứa nhiều chất béo như omega – 3. Dầu dừa còn đặc biệt rất tốt cho sức khỏe vì tính kháng khuẩn của nó. Bạn cũng nên ăn những thực phẩm tươi và nhiều đạm.
- Thay thế mỡ lợn bằng các loại dầu hướng dương hoặc dầu thực vật khi xào nấu để có thể ngăn ngừa tình trạng viêm tai giữa nhờ các loại vitamin D và vitamin E trong dầu.
- Bổ sung các loại cá biển, rong biển, thuốc tảo spirulina vào trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để có thể cung cấp iốt cho cơ thể, và làm tăng tiến trình hồi phục bệnh.
- Uống và nấu ăn bằng nước tinh khiết, tránh các loại nước chứa fluoride hay clo.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, thực phẩm giàu vitamin A, C, E và kẽm. Một chế độ ăn giàu vitamin sẽ giúp ích cho bạn nếu bạn không thể ăn uống như bình thường. Vitamin có tác dụng giúp tăng cường thính lực, bảo vệ lớp niêm mạc lót trong tai ngoài và hạn chế triệu chứng nhức đầu do bệnh gây ra.

Viêm tai giữa kiêng ăn gì?
Người bị viêm tai giữa cần kiêng những loại thực phẩm sau đây:
- Đồ ăn có nhiều đường: Việc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ làm ức chế hệ thống miễn dịch, do đó giảm sức đề kháng. Thực phẩm nhiều đường cũng khiến tai sinh ra nhiều chất nhầy hơn, gây tích tụ, cản trở khả năng nghe cũng như làm khó chịu cho tai. Chính vì vậy, việc giảm ăn các thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kem,… sẽ cải thiện chức năng miễn dịch và giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh viêm tai giữa.
- Thực phẩm gây viêm: Các thực phẩm có khả năng gây viêm như: Xôi, gạo nếp, bánh chưng, bột nếp, tôm, cua,… là những thực phẩm bạn nên tránh khi bị viêm tai giữa. Nguyên nhân bởi những món ăn này có thể gây viêm, kích thích việc tạo mủ, gây đau đớn và khiến tình trạng bệnh lâu hồi phục hơn.
- Đồ ăn cứng: Các loại đồ ăn cứng sẽ khiến bạn phải nhai nhiều, bắt buộc xương hàm hoạt động liên tục ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tai. Nếu người bệnh ăn các loại đồ ăn này thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và dễ chuyển sang giai đoạn viêm tai giữa mạn tính.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Các loại đồ ăn nhanh và có nhiều dầu mỡ, cay nóng như: Gà rán, khoai tây chiên, hamburger,… rất có hại cho sức khỏe nói chung và thính giác nói riêng. Những loại thực phẩm này sẽ làm cho tai bị đau và lâu hồi phục. Hơn nữa, ăn các loại thực phẩm cay nóng còn có thể làm người bệnh bị ù tai, không nghe rõ, thậm chí đau nhức tai. Do vậy, bạn cần tránh tuyệt đối những loại đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ khi bị viêm tai giữa.
- Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng: Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị dị ứng thực phẩm dễ mắc viêm tai giữa hơn. Vì vậy, bạn cần loại bỏ các thực phẩm dễ gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn để đảm bảo tình trạng viêm tai giữa không trở nên nặng hơn. Trứng, cua, tôm, đậu nành, lúa mì, ngô, sữa… là các thực phẩm dễ gây dị ứng, theo đó, nếu loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi khẩu phần ăn, tình trạng viêm tai giữa sẽ được cải thiện đáng kể.

Cách chăm sóc và chăm sóc tại nhà
- Chườm khăn ấm hay túi nhiệt vào vùng tai bị viêm sẽ giúp giảm đau. Bạn cũng có thể chườm bằng khăn lạnh để giảm sưng hoặc khó chịu.
- Sử dụng keo bạc (colloidal silver), một chất kháng sinh tự nhiên để rửa sạch tai.
- Áp tai lên gối khô và nằm nghiêng một bên. Sau một thời gian ngắn, chất dịch sẽ chảy ra ngoài theo trọng lực.
- Làm khô dịch từ ống Eustachian bằng cách dùng máy sấy và để cách xa tai khoảng 30 – 40cm.
- Có thể dùng tinh dầu để chữa bệnh viêm tai giữa: một số tinh dầu có tính kháng khuẩn hay kháng vi sinh vật khác. Vì thế, tinh dầu rất hữu hiệu để phòng ngừa sự nhiễm khuẩn và virus.
- Nên nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, tránh tình trạng căng thẳng đầu óc hay stress.
- Vệ sinh vùng tai sạch hằng ngày để tránh bị viêm nhiễm lan ra ngoài gây ra viêm ống tai và dẫn đến điếc dẫn truyền.
- Chỉ được nhỏ thuốc vào trong tai theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
- Không tự ý dùng thuốc bôi, đắp bên ngoài để tránh làm tình trạng nhiễm trùng tai càng trầm trọng hơn.
- Không dùng tăm bông hoặc các vật cứng cho vào tai để lấy mủ ra ngoài. Điều này có thể gây tổn thương tai, dẫn đến nhiễm trùng hoặc làm vùng thủng màng nhĩ rộng hơn, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Viêm tai giữa có thể điều trị bằng thuốc. Nhưng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh chóng khỏi và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Chính vì vậy, bệnh nhân cần chú ý đến vấn đề này, để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Thế nhưng, nếu sau 3 ngày triệu chứng không giảm mà trở nên nặng hơn, bạn nên đi đến bác sĩ khám ngay để được điều trị thích hợp nhé.