Viêm tai giữa là một dạng nhiễm trùng tai phổ biến. Đau tai, nghẹt tai và chảy dịch tai là những triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu hiếm gặp khác.
Viêm tai giữa là bệnh gì?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ). Bệnh thường tạo ra dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em và có khả năng xảy ra đối với người lớn.
Nguyên nhân gây viêm tai giữa
- Là biến chứng của các bệnh: Viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA.
- Do chấn thương bên ngoài gây áp lực làm thủng màng nhĩ, thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới làm tắc vòi nhĩ hoặc xì mũi không đúng cách.

Triệu chứng của bệnh
Các dấu hiệu viêm tai giữa thường khởi phát khá nhanh và dễ dàng nhận biết. Ở trẻ em, bệnhcó thể gây ra các vấn đề như:
- Có cảm giác đau tai từ âm ỉ cho đến dữ dội, cơn đau có xu hướng tăng nặng vào ban đêm hoặc khi nằm xuống.
- Thường xuyên dùng tay để dũi hoặc kéo vành tai.
- Các cơn sốt cao.
- Nặng tai, ù tai kèm theo suy giảm thính lực.
- Chán ăn hoặc ăn uống không ngon miệng.
- Khó ngủ và thường xuyên quấy khóc.
- Tiêu chảy và nôn ói.
- Chảy dịch tai.
- Cơ thể mất thăng bằng.
Trong khi đó, ở người lớn thường có các biểu hiện sau đây:
- Đau tai kèm theo chảy dịch và mủ.
- Thính lực suy giảm.
- Ù tai.
- Sốt.
- Thỉnh thoảng có cảm giác chóng mặt hoặc đau đầu.
Biến chứng
Viêm tai giữa nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe về sau:
- Nghe kém.
- Thủng màng nhĩ.
- Viêm xương chũm cấp và mãn tính .
- Cholesteatoma .
- Liệt mặt.
- Viêm mê đạo .
- Xẹp nhĩ, xơ màng nhĩ .
- Viêm xương chũm cấp.
- Viêm màng não.
- Viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên.
Cách điều trị viêm tai giữa
Cách chữa viêm tai giữa tại bệnh viện thường được áp dụng theo 2 phương pháp:
- Điều trị bằng thuốc: Người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc theo kê đơn của bác sĩ như: Thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống viêm phù nề, thuốc xịt mũi, bơm hơi vòi nhĩ.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp nhiễm trùng lan rộng, người bệnh có thể cần nạo VA; cắt amidan; đặt ống thông khí tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể áp dụng.
- Nội khoa: Giảm đau hạ sốt, thông mũi, rửa mũi, rửa tai.
- Ngoại khoa: Chích rạch màng nhĩ – ống thông khí – mổ khoét xương chủm.

Phương pháp phòng ngừa
Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp đơn giản, chẳng hạn như:
- Phòng tránh tốt cảm lạnh thông thường và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa. Do đó, chủ động phòng tránh các căn bệnh này sẽ giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng viêm tai.
- Rửa tay thường xuyên và đúng cách.
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác.
- Dùng tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
- Không đưa trẻ đến trường học khi trẻ đang bị bệnh.
- Không hút thuốc lá và chủ động tránh xa khói thuốc lá.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, ít nhất là trong 6 tháng đầu. Trong sữa mẹ có các kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn gây bệnh.
- Không để trẻ nằm khi bú bình, bố mẹ nên giữ bé ở tư thế thẳng đứng khi bú.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin ngăn ngừa cúm mùa, phế cầu khuẩn và các loại vắc-xin giúp phòng tránh bệnh.
Viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm và không gây nguy hiểm nếu bạn phát hiện và điều trị kịp thời. Điều trị sớm và đúng cách là một trong những cách để phòng tránh biến chứng của bệnh. Vì thế, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị để đạt kết quả cao nhất nhé!
Leave a reply