Viêm tai ngoài thường gặp và ít nguy hiểm hơn viêm tai giữa. Tuy nhiên, nó có thể gây khó chịu với triệu chứng ngứa tai, đau tai, ù tai hoặc chảy mủ tai… viêm tai ngoài không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thính lực.
Viêm tai ngoài là bệnh gì?
Viêm tai ngoài hay còn gọi là viêm khoang tai ngoài. Đây là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai, thường là do vi khuẩn hoặc trong một số trường hợp hiếm có thể do nấm. Khoang tai bao gồm từ màng nhĩ đến phần bên ngoài tai.
Nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân khác gây bệnh bao gồm:
- Gãi tai hoặc bên trong tai.
- Làm sạch ống tai quá mạnh bằng tăm bông hoặc các vật nhỏ có thể làm tổn thương da.
- Các bệnh về da mãn tính như bệnh chàm hoặc bệnh vảy nến.
- Bị chấn thương ở tai.
- Côn trùng, dị vật lọt vào tai.
- Viêm da tiết bã.
- Nhiễm vi khuẩn, virus, nấm bệnh từ môi trường.
Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh
- Thường xuyên bơi lội ở vùng nước kém vệ sinh, nhiều vi khuẩn.
- Vệ sinh tai không sạch.
- Trẻ có ống tai hẹp nên dễ giữ nước trong tai, nếu không vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng.
- Da dị ứng hoặc bị kích thích do keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc hoặc trang sức.
- Dùng tăm bông hoặc vật dụng có thể làm tổn thương khi vệ sinh trong tai.
- Thường xuyên dùng tai nghe, ống trợ thính nhưng không vệ sinh sạch.

Triệu chứng của viêm tai ngoài
Khi phần da che phủ ống tai ngoài bị viêm sẽ thường có những triệu chứng sau:
- Đau âm ỉ trong tai. Đau tăng lên khi ấn vào cửa lỗ tai hoặc khi kéo vành tai. Cơn đau có thể lan ra vùng cổ, vùng hàm mặt và lên đầu.
- Cảm giác ngứa bên trong tai, đầy tai.
- Ù tai.
- Sốt nhẹ.
- Trong tai có thể có các nốt mụn nhỏ và đau khi chạm vào.
- Tai chảy dịch hoặc mủ.
- Nghe kém hoặc mất thính lực tạm thời.
- Tấy đỏ da vùng tai.
- Sưng hạch cổ.
Biến chứng của viêm tai ngoài
- Giảm thính lực, xảy ra hiện tượng ù tai, thậm chí điếc tai.
- Dẫn đến nhiều biến chứng khác như: viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, viêm màng nhĩ.
- Nổi mụn nhọt trong lòng ống tai, chứa mủ bên trong, tiết dịch gây hôi tanh khó chịu.
- Nếu nhiễm trùng tai lây lan sang xương chũm sau tai hoặc xương thái dương phía trước tai sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào.
Cách điều trị bệnh viêm tai ngoài
- Nạo viêm.
- Đôi khi kháng sinh tại chỗ cần thiết.
- Sử dụng thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm trùng tai giữa hoặc nhiễm trùng lan rộng.
- Sử dụng corticosteroid giảm viêm.
- Các loại thuốc giảm đau như acetaminophen.
- Chườm nước ấm có thể giúp giảm những cơn đau nhẹKhông được để ướt khoang tai trong vòng 1 tuần sau khi tất cả triệu chứng đã biến mất.

Phương pháp phòng ngừa viêm tai ngoài
- Vệ sinh tai nhẹ nhàng bằng que tăm bông tránh gây tổn thương ống tai.
- Khi có dị vật mắc kẹt trong tai cần tới ngay cơ sở y tế để được lấy ra.
- Không đeo tai nghe quá lâu trong ngày và tai nghe phải được vệ sinh sạch thường xuyên.
- Điều trị triệt để các bệnh về da như: Chàm, vảy nến,…
- Để phòng ngừa bệnh, người dân cần tránh để nước vào tai bằng cách đeo nút bịt lỗ tai hoặc mũ bơi khi đi bơi.
Viêm tai ngoài không phải là bệnh lý phức tạp và nguy hiểm, song nếu chủ quan thì bệnh có thể tiến triển nặng, gây nhiễm trùng lan rộng ảnh hưởng đến thính lực và sức khỏe. Do đó, bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt xấu và đến thăm khám bác sĩ ngay sau khi phát hiện các triệu chứng đáng ngờ.