Tình trạng tắc nghẽn đường tiểu do viêm đài bể thận gây ứ đọng vi trùng, bạch cầu và các chất cặn bã, chất độc trong hệ thống đường tiết niệu lâu ngày khiến ứ mủ trong thận.
Viêm mủ thận là bệnh gì?
Bệnh viêm thận mủ là một nhiễm trùng thận, trong đó vi trùng – vi khuẩn hoặc nấm – lây nhiễm thận, đi lên từ niệu đạo hoặc vào thận qua máu. Dạng mủ, gây tắc nghẽn không cho nước tiểu ra khỏi thận và nếu không được kiểm soát thì sẽ gây ra mất chức năng thận.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, tổn thương thận vĩnh viễn hoặc suy thận hoàn toàn là có thể xảy ra. Bác sĩ có thể phải loại bỏ một phần hoặc toàn bộ thận bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây viêm mủ ở thận
Các nguyên nhân sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thận ứ mủ, bao gồm:
- Tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu được xem là nguyên nhân chính gây bệnh.
- Nhiễm nấm khuẩn: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm khuẩn, chẳng hạn như dùng kháng sinh trong thời gian dài, suy giảm hệ miễn dịch cơ thể; những cầu nấm phát triển gây nên sự tắc nghẽn gây ứ mủ trong thận.
- Mắc bệnh viêm đài bể thận.
- Tiền sử mắc bệnh bướu niêm mạc.
Những triệu chứng của bệnh
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân có thể khác nhau nhưng sốt, run rẩy và đau ở sườn là ba đặc điểm nổi bật.
Tiểu ra mủ xuất hiện ở hầu hết các trường hợp bệnh viêm thận mủ. Tiểu ra mủ là có mủ trong nước tiểu, có thể kèm theo buồn nôn và nôn, vùng thắt lưng có thể bị đau. Khi khám bụng, bác sĩ có thể phát hiện được một khối u, do thận to hơn khi bị áp-xe, điều này có thể gây suy thận.
Nếu tình trạng này không được điều trị, bệnh viêm thận mủ có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, một tình trạng đe dọa mạng sống, đặc biệt là ở những người bị suy giảm miễn dịch. Các triệu chứng thông thường của nhiễm trùng huyết như nhịp tim nhanh, thở nhanh, chướng bụng, da nhợt nhạt, huyết áp thấp, v.v. Bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm trùng và tử vong.
Chẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán viêm thận mủ
Bệnh nhân có thể được khám tổng quát và điều tra tiền sử bệnh. Sau đó là các cuộc xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra chức năng thận suy yếu ở mức độ nào, có vi khuẩn, virus hay nấm trong nước tiểu hay không, nếu có thì đó là khuẩn nào.
Trên cơ sở kết quả có được, các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chuẩn xác nhất, giải pháp phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị bệnh viêm thận mủ
Những phương pháp điều trị bệnh thận ứ mủ có thể được áp dụng, đó là:
- Phẫu thuật: Cắt bỏ hoàn toàn quả thận trong trường hợp không thể cứu chữa, đề phòng bệnh tái phát lần nữa. Trong trường hợp phẫu thuật bệnh thận ứ mủ thì đặc biệt khó khăn hơn bình thường vì vỏ thận dày, các tổ chức quanh thận bị viêm dính, dễ xuất hiện tai biến.
- Dùng thuốc: Tùy vào từng bệnh nhân có tình trạng bệnh như thế nào, có liên quan đến bệnh lý nào nữa không mà các bác sĩ sẽ cân nhắc việc kê toa thuốc.
Phòng ngừa bệnh
- Thực hiện đúng theo các chỉ định của các bác sĩ, dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc uống thuốc không nằm trong kê toa của các bác sĩ chuyên khoa điều trị.
- Tham khảo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh từ các chuyên gia dinh dưỡng.
- Tránh mất nước. Uống nhiều nước sẽ giúp đẩy vi khuẩn ra từ đường tiết niệu, tránh cà phê và rượu cho đến khi hết nhiễm trùng vì những sản phẩm này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiểu lắt nhắt và tiểu gấp.
- Có bất cứ tiền sử bệnh nào thì phải nói ra hết với các bác sĩ để quá trình điều trị được tốt nhất.
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng khiến bệnh nặng thêm.
- Có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường xảy ra thì liên hệ ngay với bác sĩ để có giải pháp phù hợp.