Viêm thanh quản cấp ở trẻ là tình trạng niêm mạc thanh quản bị tổn thương do vi khuẩn, virus. Bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ vào mùa lạnh, đa phần có thể tự khỏi tuy nhiên trường hợp nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm thanh quản cấp là gì
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc của thanh quản kéo dài dưới 3 tuần. Viêm thanh quản cấp có rất nhiều nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng cũng rất khác nhau, tùy theo nguyên nhân, và lứa tuổi bệnh được phân loại: viêm thanh quản cấp ở trẻ em, viêm thanh quản cấp ở người lớn nhưng thường hay gặp ở trẻ em nhiều hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản cấp ở trẻ
Tác nhân trực tiếp gây bệnh viêm thanh quản là vi rút (cúm, APC…), vi khuẩn (phế cầu, Hemophilus influenzae…) và trực khuẩn bạch hầu (hiếm gặp).
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp ở trên, có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho viêm phế quản phát triển, điển hình là:
- Trẻ bị viêm đường hô hấp mắc các bệnh viêm mũi xoang, viêm amidan, viêm phổi…
- Trẻ la hét, nói lớn tiếng.
- Bị trào ngược họng thanh quản.
- Môi trường sống thiếu an toàn, có nhiều khói thuốc lá, thuốc lào…
- Khí hậu ẩm ướt, nhiệt độ thay đổi nóng lạnh thất thường…

Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản cấp ở trẻ
- Khó nuốt: Bỏ ăn, chảy nước miếng (thường gặp trong viêm tấy sụn nắp thanh quản).
- Khàn tiếng: Có thể nhẹ đến mất tiếng.
- Khó thở.
- Bệnh hay xảy ra vào ban đêm bắt đầu bằng triệu chứng cúm, khó thở thanh quản xảy ra tăng dần và có dấu hiệu điển hình trong vài giờ.
Các triệu chứng khác có thể không đầy đủ: Sốt cao, viêm họng mãn, ho, thở có tiếng rít.
Khi nào đưa trẻ đi bệnh viện
Tóm lại, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khi trẻ có các biểu hiện:
- Tiếng thở rít tăng dần, xuất hiện cả khi trẻ nằm yên.
- Xuất hiện các dấu hiệu khó thở, nhịp thở bất thường, phập phồng cánh mũi.
- Trẻ cảm thấy mệt nhiều.
- Trẻ có biểu hiện há miệng khi thở và chảy nước miếng.
- Sốt cao trên 39 độ C, môi khô, lưỡi bẩn, chảy dịch ở tai (nghi ngờ bội nhiễm).
- Cơn khó thở thanh quản không giảm sau 3 ngày điều trị tại nhà.
Điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ
Một số phương pháp thường áp dụng cho trẻ viêm thanh quản như:
- Paracetamol hoặc ibuprofen.
- Siro ho giúp giảm ho.
- Súc miệng hoặc dùng viên ngậm để giảm đau.
Cha mẹ nên cho trẻ đi viện nếu:
- Các triệu chứng của bé không cải thiện sau 2 tuần.
- Trẻ bị đau họng hoặc rất khó nuốt.
- Gặp các vấn đề về giọng nói mà không đỡ.

Các cách phòng ngừa
Một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế bị viêm thanh quản cấp ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý:
- Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh, đặc biệt là phần cổ, gan bàn tay, bàn chân.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, nhiều khói, bụi hoặc các tác nhân dễ gây dị ứng.
- Không cho trẻ la hét quá lớn khi vui đùa để tránh khàn giọng.
- Cho trẻ uống nhiều nước để giữ cho niêm mạc thanh quản được trơn nhẵn và sạch.
- Không cho trẻ ở quá lâu trong phòng có máy điều hòa không khí mà không có máy tạo độ ẩm, vì dễ làm cho cuống họng trẻ bị khô.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều khói, bụi, thuốc lá…
- Nên cách ly trẻ với những người mắc bệnh (viêm đường hô hấp trên, cúm…) để tránh lây lan.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng sức đề kháng.
- Không cho trẻ dưới 5 tuổi ra ngoài trời khi trời khuya, không đưa trẻ đi chơi những nơi đông người, nhất là khi đang có dịch bệnh về đường hô hấp.
- Khi trẻ có những dấu hiệu viêm thanh quản cấp bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tình trạng viêm thanh quản cấp ở trẻ nhỏ thường vào mùa. Khi trẻ có những dấu hiệu viêm thanh quản cấp bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm, trẻ cũng sớm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Cha mẹ cần nhớ rằng, việc sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng khoa học chính là cách giúp bé khỏi bệnh nhanh nhất, phòng ngừa các biến chứng.
Leave a reply