Viêm thanh quản nên ăn gì? Viêm thanh quản là bệnh lý không quá xa lạ với mọi người. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này, đặc biệt là các dấu hiệu nhận biết và nắm được viêm thanh quản nên kiêng ăn gì để hỗ trợ cho quá trình điều trị.
Viêm thanh quản nên ăn gì?
Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị viêm, triệu chứng đặc trưng là khàn giọng, đau hoặc rát cổ họng. Trong thời điểm này, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm để hạn chế kích thích cổ họng và hỗ trợ phục hồi.
Viêm thanh quản nên ăn gì? Trái cây và rau xanh
Cung cấp nhiều chất xơ và vitamin, giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng của bệnh nhanh hơn.
Dùng gừng tươi
Gừng có tính ôn ấm, kháng viêm cao vì thế rất tốt cho các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Bạn hãy lấy một ít gừng sau đó rửa sạch rồi thái chỉ hoặc giã giập, cho vào cốc nước ấm để nhâm nhi hằng ngày. Các khó chịu do bệnh viêm thanh quản gây ra sẽ được cải thiện rõ rệt.
Các món ăn mềm
Viêm thanh quản nên ăn gì? Khi bị viêm thanh quản, các món ăn mềm như cháo, súp… sẽ giúp việc ăn uống của bạn trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, những món ăn này còn tránh làm tổn thương phần niêm mạc họng.
Trứng
Trứng luộc không chỉ mềm dễ nuốt, không gây kích thích cổ họng mà nó còn chứa nhiều protein, đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch.
Viêm thanh quản nên ăn gì? Thực phẩm chứa kẽm
Kẽm là một trong những khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nó sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại vi khuẩn gây bệnh. Các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm bao gồm: nghêu, sò, tôm, cua, ốc và các loại rau quả như rau chân vịt, củ cải trắng.
Uống nhiều nước
Trong đa số các bệnh, bác sĩ đều khuyên nguời bệnh nên uống nhiều nước. Uống nhiều nước không chỉ giúp thanh thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể nhanh chóng, mà còn làm dịu cổ họng, niêm mạc họng ẩm ướt và vì thế mà cổ họng bớt đau hơn.

Viêm thanh quản kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cũng cần biết viêm thanh quản kiêng ăn gì để tránh gây hại đến vùng cổ họng đang bị tổn thương. Bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau:
Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
Những loại thức ăn này có thể gây kích ứng dây thanh quản, khiến cho các triệu chứng viêm, sưng trở nên trầm trọng hơn.
Các loại trái cây giàu tính axit
Những loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi, chanh… có thể làm tăng cảm giác đau họng do những loại trái cây này thường chứa hàm lượng acid cao.
Thức ăn cứng, giòn
Các loại bánh quy, ngũ cốc khô, các loại hạt… có thể gây kích ứng cổ họng, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Thức uống có cồn hoặc caffeine
Rượu và các thức uống có chứa caffeine có thể gây mất nước và khiến cổ họng bị khô. Điều này khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
Chocolate và bạc hà
Ngay cả một lượng chocolate và bạc hà nhỏ cũng khiến tình trạng viêm thanh quản thêm nghiêm trọng. Bởi trong chocolate chứa caffein, chất này sẽ chút chất lỏng từ cơ thể của bạn còn bạc hà sẽ khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày tồi tệ hơn.
Cách làm giảm viêm thanh quản qua ăn uống
Người bệnh viêm thanh quản có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách:
Uống nhiều nước ấm
Nước ấm là liều thuốc tốt nhất cho người bệnh viêm thanh quản, viêm họng. Nó không chỉ giúp làm dịu cổ họng, long đờm, giảm chất nhầy mà còn cải thiện các triệu chứng tắc nghẽn và nghẹt mũi.
Cam thảo
Cam thảo có khả năng chống và tiêu viêm hiệu quả nên thường được sử dụng để chữa viêm thanh quản. Trong Đông y, cam thảo có tác dụng giảm đau họng, chống viêm đặc biệt là viêm thanh quản. Để hỗ trợ điều trị, bạn chỉ chỉ ngậm 1 – 2 lát cam thảo mỗi ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh cải thiện hiệu quả.
Mật ong
Mật ong có chứa nhiều vitamin A, B, C, E, các chất chống oxy hóa, nguyên tố vi lượng, men và khoáng chất rất tốt để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, mật ong thường được sử dụng để chữa viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản.

Phòng ngừa bệnh viêm thanh quản
Để phòng ngừa bệnh viêm phế quản bạn cần thực hiện các biện pháp sau:
- Khi thời tiết thay đổi đột ngột, hay khi thời tiết trở lạnh thì việc đầu tiên cần làm là giữ ấm cổ họng.
- Trong công việc nếu phải thường xuyên giao tiếp với mọi người trong khoảng thời gian dài thì bạn nên sử dụng mic hoặc máy trợ giảng.
- Khi tiếp xúc với bụi bẩn, nhất là khói bụi ngoài đường phải vệ sinh tai, mũi, họng, thường xuyên.
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
- Khi phát hiện ra các biểu hiện bất thường và nghi ngờ bị viêm thanh quản, người bệnh nên chọn địa chỉ uy tín để thăm khám kịp thời.
Viêm thanh quản tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ra nhiều triệu chứng khiến người bệnh khó chịu. Do đó, việc nắm được viêm thanh quản kiêng ăn gì sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, tránh nguy cơ tái phát bệnh. Hãy lưu lại để có chế độ ăn uống hàng ngày phù hợp, không để tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Bên cạnh đó, đừng quên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt mỗi ngày để nhanh chóng khỏi bệnh và lấy lại giọng nói trong sáng hơn, bạn nhé!