Viêm thực quản có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất do trào ngược acid dạ dày gây kích thích niêm mạc thực quản dẫn đến viêm. Viêm thực quản có thể gây ra một vài triệu chứng không quá nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Viêm thực quản là bệnh gì?
Viêm thực quản là viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Nếu không được điều trị, tình trạng này sẽ gây ra những vấn đề về nuốt do loét, sẹo thực quản như nuốt khó, nuốt đau, đau ngực. Trong vài trường hợp, viêm thực quản có thể diễn tiến thành thực quản Barrett, yếu tố nguy cơ gây ra ung thư thực quản.
Nguyên nhân gây bệnh
- Do trào ngược dịch vị, dịch mật lên thực quản gây viêm thực quản trào ngược.
- Thoát vị hoành.
- Do dị tật thực quản: thực quản ngắn, túi thừa thực quản.
- Do hóa chất (do uống nhầm): acide, base, các chất độc nghề nghiệp.
- Sau tia xạ (tia xạ vùng vú,ung thư phế quản, thực quản).
- Dị vật thực quản.
- Căn nguyên nhiễm trùng: vi khuẩn (lao, giang mai), nấm, virus (herpes, CMV)…
- Thiếu vitamin A, B, C.
- Viêm thực quản sau viêm họng cấp và mạn tính, viêm tai giữa…
- Viêm thực quản sau dùng thuốc (nhất là kháng sinh): Tetracylin, Clindamycin…
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Hệ miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS, đái tháo đường, ung thư máu, lymphôm hay các bệnh miễn dịch khác.
- Thoát vị hoành (dạ dày chui qua lỗ cơ hoành).
- Hóa trị.
- Xạ trị thành ngực.
- Phẫu thuật vùng ngực.
- Các thuốc chống thải ghép.
- Aspirin và thuốc kháng viêm.
- Ói mạn tính.
- Béo phì.
- Sử dụng rượu và thuốc lá.
Nguy cơ bị viêm thực quản sẽ thấp nếu bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Triệu chứng bệnh viêm thực quản
- Khó nuốt, đau khi nuốt: triệu chứng gặp nhiều nhất.
- Ban đầu khó nuốt thực phẩm rắn nhưng sau đó thực phẩm lỏng cũng làm người bệnh nuốt đau đớn.
- Đau phía sau xương ức khi ăn hoặc uống nước.
- Khó chịu, nóng rát ngực.
- Buồn nôn, nôn ra máu.
- Trào ngược nước bọt.
- Đau dạ dày.
- Chán ăn.
- Ho, khàn tiếng.
- Trẻ em biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
- Triệu chứng nặng: rối loạn nhịp tim, rối loạn tim mạch, loạn nhịp thở, sức khỏe suy yếu.
Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm thực quản
Viêm thực quản là một căn bệnh phổ biến, có tiến triển phức tạp và nguy hiểm. Vì vậy nếu không được điều trị sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Thủng thực quản.
- Viêm thanh quản.
- Hẹp ống thực quản.
- Viêm màng tim.
- Viêm màng phổi.
- Tăng nguy cơ ung thư thực quản.
- Bệnh Barrett thực quản.
Phương pháp điều trị bệnh
Tùy vào từng triệu chứng cụ thể mà sẽ có cách điều trị chuyên biệt. Các loại thuốc điều trị viêm thực quản: thuốc kháng virus, kháng viêm nấm, giảm đau, thuốc ức chế dịch vị dạ dày.
- Khi nguyên nhân do dị ứng thức ăn
Bạn phải xác định do loại thức ăn nào và hạn chế ăn chúng. Bạn cũng có thể làm dịu các triệu chứng bằng việc tránh các thức ăn cay, chua và cứng. Nên ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ. Bên cạnh đó, bạn nên tránh thuốc lá và rượu, vì chúng làm tăng tình trạng viêm và ức chế hệ miễn dịch.
- Khi nguyên nhân do thuốc
Bạn cần uống nhiều nước khi uống thuốc hoặc nên uống thuốc dạng lỏng. Bạn không nên nằm xuống trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc viên.
Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm thực quản
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Tránh thức ăn cay như tiêu, ớt, cà ri.
- Tránh thức ăn cứng như là đậu, bánh quy hay rau chưa được chế biến.
- Tránh ăn uống thức ăn chua như cà chua, cam, nho và các nước ép khác. Thay vào đó, bạn hãy uống thức uống đóng chai kèm với vitamin C.
- Ăn thức ăn mềm như sốt táo, ngũ cốc đã nấu chính, khoai tây nghiền, bánh trứng, bánh pudding và sữa có đạm cao.
- Ăn từng miếng nhỏ và nhai kỹ.
- Uống nước bằng ống hút để nuốt dễ hơn.
- Tránh bia rượu và thuốc lá.
Viêm thực quản do nguyên nhân đặc biệt như dị ứng hoặc do thuốc sẽ cần điều trị đặc biệt, chủ yếu là kiểm soát từ chế độ ăn uống và sử dụng thuốc. Bệnh nhân cần tránh xa thức ăn chứa chất gây dị ứng viêm thực quản. Khi thực quản gặp vấn đề với những triệu chứng bất thường xảy ra bạn nên theo dõi và tới gặp bác sĩ nếu cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng nên cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh, thực quản có thể làm tốt nhiệm vụ, không gặp bất thường gì, và đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân.