Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh lý xuất hiện sau lứa tuổi dậy thì và có thể tồn tại trong nhiều năm, tiến triển nặng hơn theo thời gian, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh gì?
Viêm tuyến mồ hôi mủ là bệnh lý tạo ra các khối u sưng nhỏ và gây đau ở dưới da. Khối u có thể tạo thành thương tổn sâu nằm dưới da và mưng mủ hoặc vỡ. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến các khu vực mà da tiếp xúc nhiều với nhau, ví dụ như nách, háng, mông và ngực.
Nguyên nhân gây bệnh
Các yếu tố sau được xem là tăng nguy cơ đối với viêm tuyến mồ hôi mủ:
- Tuổi tác: Bệnh thường khởi phát sau tuổi dậy thì, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 20 đến 40 tuổi.
- Giới tính: So với nam giới thì nữ giới dễ mắc bệnh này hơn.
- Di truyền: Người sinh ra trong gia đình có tiền sử với bệnh này cũng dễ bị di truyền.
- Béo phì: Nhiều nghiên cứu cho thấy viêm tuyến mồ hôi mủ có liên hệ với sự dư thừa cân nặng.
- Hút thuốc: Người hút thuốc lá nhiều dễ bị ngứa, tăng tiết mồ hôi, nổi hồng ban, tổn thương viêm tuyến mồ hôi mủ nặng hơn gây đau đớn nhiều.

Triệu chứng của viêm tuyến mồ hôi mủ
Các dấu hiệu nhận biết viêm tuyến mồ hôi mủ, bao gồm:
- Mụn đầu đen.
- Vết sưng đau do viêm.
- Sẩn màu hồng.
- Các nốt mụn có thể gây ngứa.
- Xuất hiện khối u gây đau đớn có kích thước như hạt đậu.
- Da bị tổn thương sâu và có tình trạng chảy mủ.
Các vị trí thường gặp:
- Bẹn.
- Dưới cánh tay.
- Đùi trên.
- Ngực.
- Mông.
- Các nếp gấp da dưới bụng.
Biến chứng của bệnh
- Giới hạn vận động.
- Nhiễm trùng.
- Giảm chất lượng cuộc sống.
- Các đường xoang.
- Hình thành các ổ áp xe.
- Khó di chuyển vì các mô sẹo.
- Hệ bạch huyết bị tắc nghẽn.
- Viêm khớp.
- Ung thư da, còn được gọi là ung thư tế bào vảy.
- Trầm cảm và cô lập.
Cách điều trị bệnh
Sử dụng thuốc
- Kem bôi có chứa kháng sinh: Khi bạn có những triệu chứng nhẹ, bác sĩ có khi cho bạn sử dụng kem bôi da chứa kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng, chẳng hạn như clindamycin và gentamicin.
- Thuốc uống có tác dụng toàn thân: Các thuốc kháng sinh đường uống như clindamycin… cũng mang lại hiệu quả.
- Thuốc giảm đau: Nếu các thuốc giảm đau không kê đơn không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có tác dụng mạnh hơn.
Phẫu thuật
- Loại bỏ tổn thương sâu: Những người có tuyến mồ hôi bị viêm ở mức độ trung bình và nặng đều phải sử dụng phương pháp này. Mục đích là giúp loại bỏ các mô trên bề mặt da nhằm lộ ra những tổn thương bên trong và điều trị triệt để hơn.
- Phẫu thuật bóc khối u: Cách này thường được chỉ định để loại bỏ một khối u bị viêm.
- Cắt bỏ mô tế bào với dao điện: Kỹ thuật này sẽ được bác sĩ áp dụng đối với bệnh nhân bị viêm tuyến mồ hôi mủ nghiêm trọng.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Nếu người bệnh có các triệu chứng dai dẳng hoặc nghiêm trọng hơn thì các vùng da bị ảnh hưởng đều sẽ được loại bỏ, sau đó ghép một mảng da khác đắp vào vết thương.

Cách phòng ngừa viêm tuyến mồ hôi mủ
- Phải giảm cân trong trường hợp trọng lượng cơ thể vượt quá mức.
- Bỏ hút thuốc cũng như rượu bia.
- Sử dụng các dung dịch vệ sinh, sát trùng ngoài da mỗi ngày để tránh viêm nhiễm.
- Tránh dùng nước hoa hoặc các chất khử mùi tại vùng da đang bị tổn thương.
- Chườm khăn ấm lên trên các khối u để thúc đẩy dịch mủ chảy ra ngoài.
- Nên mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Khi da đang bị tổn thương, không nên cạo hay cọ xát.
- Cố gắng hạn chế vận động gây đổ mồ hôi nhiều cho cơ thể và cần để cho da được thoáng mát thường xuyên.
Viêm tuyến mồ hôi mủ là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng những hệ lụy mà nó gây ra với cuộc sống người bệnh thì tương đối phiền hà. Bệnh được xử lý càng sớm thì càng ngăn chặn được phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Điều trị sớm để sớm có thêm nhiều cơ hội. Bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để sức khỏe luôn được khỏe mạnh toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống.