Người bị viêm tuyến nước bọt nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, rau xanh, gừng, nghệ… Tuyệt đối tránh xa các thực phẩm dưới đây nếu muốn bệnh nhanh lành.
Viêm tuyến nước bọt nên ăn gì?
Bệnh viêm tuyến nước bọt xảy ra khi ống dẫn nước bọt bị sưng viêm, tắc nghẽn do nhiễm vi khuẩn, virus hoặc do dị ứng. Việc tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị và làm giảm triệu chứng bệnh một cách tự nhiên.
Triệu chứng viêm tuyến nước bọt
Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh có thể có những dấu hiệu và triệu chứng thường thấy như sau.
Đầu tiên, người bệnh sẽ nhận thấy dấu hiệu sưng tuyến mang tai đột ngột khi ăn. Những triệu chứng này thường khó phát hiện, nhiều người dễ nhầm lẫn với bệnh quai bị.
- Sau đó, người bệnh thấy xuất hiện triệu chứng sốt, mệt.
- Miệng có mùi hôi và có vị bất thường.
- Không thể mở miệng to được.
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mở miệng.
- Trong miệng có mủ.
- Cảm thấy khô miệng, đau trong miệng.
- Đau mặt.
- Cổ hoặc mặt bị sưng lên.
- Hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng có dấu hiệu sưng, đỏ.

Bệnh viêm tuyến nước bọt nên ăn gì?
Thức ăn mềm, lỏng
Các loại thức ăn được nấu chín mềm hoặc có dạng lỏng, chẳng hạn như súp, cháo, rau củ hầm nhừ sẽ tốt hơn cho người bị viêm tuyến nước bọt.
Các loại đậu
Các loại đầu, chẳng hạn như đậu nành, đậu xanh hay đậu đỏ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất phong phú. Chúng giúp hỗ trợ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương viêm bên trong tuyến nước bọt.
Rau xanh
Viêm tuyến nước bọt nên ăn gì? Các loại rau xanh cũng là một gợi ý hữu ích cho thắc mắc viêm tuyến nước bọt nên ăn gì. Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ giúp đảm bảo cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nguồn vitamin và khoáng chất phong phú được tìm thấy trong các loại rau cũng giúp cải thiện khả năng miễn dịch và thúc đẩy quá trình lành bệnh.
Viêm tuyến nước bọt nên ăn gừng
Gừng cung cấp chất kháng viêm, giảm đau tự nhiên tốt cho người bị viêm tuyến nước bọt
Thực phẩm giàu omega 3
Bao gồm các loại cá béo, hạt lanh, hạt óc chó, dầu gan cá tuyết, rau chân vịt… Chúng cung cấp nhiều omega 3 có tác dụng kháng viêm, bảo vệ các mô khỏe mạnh trong tuyến nước mạnh, giảm thiểu tổn thương do tình trạng viêm nhiễm gây ra.
Bệnh viêm tuyến nước bọt nên kiêng gì?
Cùng với việc tìm hiểu viêm tuyến nước bọt nên ăn gì thì người bệnh cũng cần nắm rõ một số thực phẩm cần kiêng để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bệnh. Dưới đây là một số thức ăn nên cắt giảm trong thực đơn khi bị viêm tuyến nước bọt:
Thực phẩm chứa nhiều đường
Một số loại thực phẩm chứa nhiều đường mà người viêm tuyêns nước bọt nên tránh như: Các loại kẹo bánh, bơ, nước trái cây, siro, ngũ cốc, socola, các loại trái cây khô.
Thực phẩm có vị chua mạnh
Bao gồm chanh, xoài xanh hay các loại dưa muối chua. Chúng có thể làm tăng cảm giác khó chịu nên không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của người bị viêm tuyến nước bọt.
Thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm cay nóng, chứa nhiều đầu mỡ như: Xúc xích, đồ hộp, hamburger, khoai tây chiên. Các loại gia vị tiêu, tỏi, ớt, hành cũng không tốt cho người mắc bệnh viêm tuyến nước bọt.
Đồ lạnh
Sử dụng thức ăn lạnh là điều tối kỵ đối với người bị viêm tuyến nước bọt. Nước đá, kem hay các món ăn lạnh khác đều có thể khiến tuyến nước bọt bị tổn thương nghiêm trọng hơn.
Kiêng uống bia rượu
Uống bia rượu có thể làm tăng bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng mất nước, từ đó khiến cho miệng bị khô. Điều này khiến cho tình trạng viêm tuyến nước bọt thêm nghiêm trọng. Thay vì sử dụng thức uống có hại này, bạn nên uống nhiều nước để tăng cường khả năng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, đảm bảo ổn định lưu thông tuần hoàn máu và giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.

Phương pháp phòng tránh tuyến nước bọt viêm nhiễm
Để phòng ngừa viêm tuyến nước bọt, mọi người nên:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ngày hai lần sáng tối.
- Tránh để cơ thể mất nước bằng cách uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Không ăn kẹo, bánh ngọt vào buổi tối.
- Lấy hết thức ăn thừa ra khỏi răng miệng sau khi ăn xong.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
- Đeo khẩu trang tránh bụi bẩn và tác nhân gây bệnh.
- Bỏ thuốc lá, rượu bia.
- Có thể nhai kẹo cứng hoặc kẹo cao su để kích thích tiết nước bọt.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tập thể dục mỗi ngày để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.
Những thực phẩm cần kiêng bị tuyến nước bọt đang mắc bệnh lý viêm nhiễm. Nếu các triệu chứng đau họng, đau hai bên mang tai,… kéo dài và có diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị.
Leave a reply