Tuyến nước bọt có thể bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus tấn công dẫn đến tắc nghẽn đường ống dẫn nước bọt trong tuyến gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Nhận biết các triệu chứng viêm tuyến nước bọt giúp người bệnh có thể điều trị sớm và nâng cao hiệu quả.
Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?
Tuyến nước bọt là hệ thống nước bọt xung quanh khoang miệng, tuyến nước bọt có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa thức ăn. Khi bị viêm tuyến nước bọt có thể dẫn đến không ít rắc rối cho sức khỏe.
Viêm tuyến nước bọt là hiện tượng nhiễm khuẩn tại tuyến nước bọt. Nhiễm trùng có thể là do sỏi gây tắc ống tuyến hoặc tuyến giảm tiết nước bọt, hay một số nguyên nhân khác. Viêm tuyến nước bọt ( nhiễm khuẩn tuyến nước bọt cấp) phần lớn ở tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Loại viêm tuyến nước bọt hay gặp nhất là quai bị, bởi ít người trong đời không từng 1 lần mắc phải.
Có 3 tuyến nước bọt chính nằm ở hai bên mặt
- Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm thì được gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
- Tuyến dưới hàm: Nằm ở hai bên hàm, phía dưới xương hàm.
- Tuyến dưới lưỡi: Nằm ở phía dưới của miệng, dưới lưỡi.
Ngoài ra, còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn.
Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt
Do virus
Virus tấn công gây viêm tuyến nước bọt thường là virus nhóm Paramyxo lây nhiễm qua đường hô hấp. Virus còn gây bệnh viêm nhiễm khác ngoài tuyến nước bọt như viêm tụy, viêm não, viêm buồng trứng, tinh hoàn,…
Do vi khuẩn
Vi khuẩn thường gây viêm tuyến nước bọt là Streptococcus và Staphylococcus lây truyền qua tiếp xúc với người mắc bệnh nhiễm trùng răng miệng, viêm tai xương chũm, viêm khớp thái dương hàm,…
Nguyên nhân do thuốc
Nguyên nhân này không thường gặp, 1 số thuốc có thể làm tăng nguy cơ viêm tuyến nước bọt như thuốc hóa trị liệu trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamine.
Nguyên nhân khác
Viêm tuyến nước bọt có thể do 1 số nguyên nhân khác như: bệnh lý hệ thống, nhiễm độc, nhiễm nấm,…

Dấu hiệu và triệu chứng viêm tuyến nước bọt
Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Người bệnh thấy dấu hiệu sưng tuyến mang tai đột ngột, khi ăn. Ban đầu có những biểu hiện giống như bệnh quai bị cho nên không ít người nhầm lẫn.
- Thấy có mùi hôi và có bị bất thường trong miệng.
- Sau hiện tượng sưng tuyến mang tai sẽ có dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt.
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mở miệng.
- Không thể mở miệng to được.
- Cảm thấy khô miệng.
- Trong miệng xuất hiện mủ.
- Cảm thấy đau trong miệng.
- Đau mặt.
- Hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng có dấu hiệu sưng, đỏ.
- Cổ hoặc mặt bị sưng lên.
Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến này có thể xảy ra khi bị viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm tuyến nước bọt này thường rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng ở bệnh lý khác.
Vì vậy, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, người bị viêm tuyến nước bọt khi có dấu hiệu khó thở, sốt cao, khó nuốt hoặc các triệu chứng càng ngày càng nghiêm trọng thì cần đến ngay bệnh viện khám và điều trị.
Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm không?
Viêm tuyến nước bọt không phải là bệnh lý nguy hiểm song không vì thế mà chủ quan để bệnh kéo dài. Các biến chứng viêm tuyến nước bọt có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ, chẳng hạn như: áp xe tuyến nước bọt, biến dạng mặt, tắt nghẽn đường thở, nhiễm trùng huyết…
Các phương pháp chẩn đoán viêm tuyến nước bọt
Sưng do tắc nghẽn ống tuyến nước bọt gây ra các cơn đau liên quan đến ăn hoặc uống thực phẩm gây tăng tiết nước bọt. Để chẩn đoán phân biệt với một số nguyên nhân có thể gây sưng to tuyến nước bọt, bác sĩ có thể sử dụng các xét nghiệm khác bao gồm:
- Sinh thiết: Thực hiện bằng cách lấy mẫu mô tuyến nước bọt và kiểm tra dưới kính hiển vi.
- Nội soi: Thực hiện bằng cách đưa ống nội soi có gắn camera rất nhỏ vào các ống tuyến nước bọt để quan sát.
- X-quang: Chỉ định trong trường hợp bác sĩ không thể chẩn đoán trong quá trình khám sức khỏe. Chụp X-quang có thể được thực hiện sau khi sử dụng tương phản có thể nhìn thấy trên tia X đã được tiêm vào các tuyến nước bọt và ống dẫn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT), siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI): Chỉ định trong trường hợp nghi ngờ có nhiễm trùng để xác định viêm.
- Cấy mủ từ ống tuyến nước bọt: Nếu bác sĩ có thể nặn mủ từ ống dẫn của tuyến nước bọt bị viêm, vi khuẩn sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
- Xét nghiệm máu: Để phát hiện tình trạng tăng amylase trong máu và nước tiểu, bạch cầu giảm, bạch cầu đa nhân trung tính giảm nếu viêm do vi rút, hoặc bạch cầu đa nhân trung tính tăng đối với nguyên nhân vi khuẩn.

Biện pháp điều trị bệnh
Điều trị viêm tuyến nước bọt như thế nào sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nếu tác nhân gây viêm tuyến nước bọt là vi khuẩn, có nhiều dịch mủ kèm theo sốt cao, sưng đau, bệnh nhân sẽ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… Ngoài ra, dịch mủ trong ổ áp xe sẽ cần chọc hút loại bỏ.
Rất hiếm trường hợp viêm tuyến nước bọt phải điều trị bằng phẫu thuật trừ khi nhiễm trùng mãn tính hoặc nhiễm trùng tái phát. Nếu cần thiết, một phần hoặc toàn bộ tuyến nước bọt bị viêm có thể phải cắt bỏ.
Ngoài điều trị y tế thì việc chăm sóc, điều trị viêm tuyến nước bọt tại nhà rất quan trọng nhằm đẩy lùi triệu chứng bệnh, tăng khả năng hồi phục sức khỏe. Cần thực hiện điều trị viêm tuyến nước bọt tại nhà như sau:
- Uống nhiều nước từ 2 – 2,5 lít mỗi ngày để giữ tuyến nước bọt sạch sẽ, giảm viêm sưng, kích thích tăng tiết nước bọt.
- Chườm ấm cho khu vực tuyến nước bọt bị viêm cùng với massage.
- Súc miệng với nước muối ấm pha loãng để làm sạch, khử khuẩn.
- Ngậm kẹo hoặc ăn hoa quả có vị chua, không đường để kích thích hoạt động của tuyến nước bọt.
Phòng ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, chải răng đều đặn đúng cách, làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa…
- Sử dụng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn để làm sạch lưỡi và khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Tránh tiếp xúc với các nguồn bức xạ từ nhà máy, xí nghiệp.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ăn khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Uống nhiều nước.
Bệnh lý viêm tuyến nước bọt là có thể gây thành dịch và biến chứng nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc phát hiện bệnh và chẩn đoán, điều trị sớm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp, góp phần điều trị bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.