Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Ngoài việc điều trị bằng phương pháp nào thì chế độ ăn của bệnh nhân trong giai đoạn điều trị cũng vô cùng quan trọng.
Dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt
Dấu hiệu viêm tuyến tiền liệt thường không biểu hiện rõ và diễn biến chậm rãi. Trừ trường hợp người bệnh mắc phải viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn sẽ có đồng thời nhiều triệu chứng. Những dấu hiệu nhận biết phổ biến:
- Đau, rát, buốt khi đi tiểu.
- Quá trình tiểu gặp khó khăn.
- Dòng tiểu yếu và bị gián đoạn.
- Nước tiểu màu bất thường hoặc có lẫn máu.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Đau ở bụng, bẹn hoặc lưng dưới.
- Đau ở vùng giữa bìu và trực tràng.
- Đau hoặc khó chịu ở dương vật hoặc tinh hoàn.
- Có các triệu chứng giống cúm.
Một số dấu hiệu của viêm tuyến tiền liệt giống như triệu chứng của các bệnh viêm đường tiết niệu khác. Do đó, để không lỡ mất thời gian “vàng” điều trị, nam giới khi nhận thấy những thay đổi bất thường cần đi khám ngay để sớm phát hiện bệnh.

Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì?
Bên cạnh một số phương pháp điều trị y tế, chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phục hồi tổn thương do viêm tuyến tiền liệt. Sau đây là một số loại thực phẩm phổ biến nhưng lại rất hữu ích cho bệnh nhân đang điều trị viêm tuyến tiền liệt.
- Cà chua: Cà chua có chứa chất chống oxy hóa mạnh gọi là Lycopene, giúp làm giảm tổn thương và bảo vệ tế bào khỏi quá trình hư hại. Ngoài ra, chất này còn có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
- Các loại quả mọng: Đây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại ra khỏi cơ thể, góp phần làm giảm viêm tuyến tiền liệt.
- Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nhiều hợp chất phức tạp, trong đó quan trọng nhất là Sulforaphane, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư có chọn lọc, bảo vệ các tế bào tuyến tiền liệt khỏe mạnh.
- Trà xanh: Trà xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u, tế bào chết tại tuyến tiền liệt và ổn định hormone.
- Nước ép lựu: Lựu rất giàu chất chống oxy hóa và một số thành phần hoạt tính sinh học, có khả năng giảm viêm, ức chế sự gia tăng của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
- Các loại đậu: Một số loại đậu như đậu đen, đậu đỏ,… thường có chứa rất nhiều protein, axit amin, chất xơ,… giúp người bệnh giảm viêm, tăng cường sức khỏe và thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh.
- Trái cây họ cam, quýt: Nhóm trái cây này rất giàu Vitamin C, giúp chống oxy hóa và bảo vệ tuyến tiền liệt khỏe mạnh.
- Thực phẩm chứa Omega 3: Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu… rất giàu axit béo Omega-3 và một số chất béo lành mạnh khác, giúp ngăn ngừa, giảm viêm tuyến tiền liệt.

Viêm tuyến tiền liệt kiêng ăn gì?
Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiêng một số thực phẩm để tránh khiến cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
- Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt lợn.
- Các thực phẩm chế biến sẵn.
- Không nên uống rượu bia.
- Hạn chế uống sữa động vật, kể cả sữa tách béo. Thay vào đó, bệnh nhân có thể sử dụng các loại sữa từ thực vật như sữa gạo, sữa dừa, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều,…
- Không nên tiêu thụ chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm như đồ nướng, các loại đồ ăn chế biến sẵn vì chúng có thể khiến cho tình trạng bệnh của bạn thêm nghiêm trọng hơn.
Lưu ý trong quá trình điều trị viêm tuyến tiền liệt
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh tuyến tiền liệt là vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Bệnh nhân và người nhà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn. Ngoài ra người bệnh cũng cần kết hợp cùng với một số thói quen sau:
- Tránh ngồi quá lâu một chỗ.
- Bỏ thói quen nhịn tiểu.
- Vận động thường xuyên.
- Uống đủ nước.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Viêm tiền liệt tuyến cần phải sớm được thăm khám và điều trị kịp thời. Như vậy sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị bệnh thì xây dựng chế độ thực đơn dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng. Điều này người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.