Viêm VA ở trẻ em là bệnh thường gặp trong tai mũi họng. VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm VA ở trẻ em là gì?
Viêm VA (sùi vòm mũi họng) là tình trạng VA bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây ra viêm nhiễm, làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến người bệnh mệt mỏi, dễ mắc phải các bệnh lý về hô hấp.
Đây là một trong những căn bệnh đe dọa đường hô hấp phổ biến nhất và có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất ở trẻ em và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lớn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm VA ở trẻ em
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm VA. Trong các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hoặc các loại vi khuẩn có sẵn vùng VA phát triển, gây nên những tổn thương tổ chức lympho của VA này.
Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để viêm VA bộc phát nhanh hơn:
- Trẻ có thể trạng yếu như mắc chứng suy dinh dưỡng, còi xương; trẻ sinh thiếu tháng; trẻ có cơ địa bị dị ứng hoặc đang mắc bệnh lý liên quan suy giảm miễn dịch như cúm, sởi,…
- Thời tiết chuyển lạnh, trẻ bị nhiễm lạnh hoặc có thói quen ăn đồ lạnh.
- Trẻ gặp các bệnh lý về nhiễm khuẩn hô hấp như viêm viêm amidan,….
- Môi trường ô nhiễm: khói bụi, vệ sinh không đảm bảo, trẻ hít phải khói thuốc lá thường xuyên,….

Triệu chứng của viêm VA ở trẻ em
Các triệu chứng hay gặp trong viêm VA bao gồm là:
- Sốt.
- Nghẹt mũi.
- Ngủ ngáy.
- Chảy mũi.
- Tiêu chạy.
- Chán ăn.
Biến chứng gây bệnh viêm VA ở trẻ em
Viêm VA là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong thời tiết chuyển mùa hoặc trong mùa đông thời tiết lạnh. Tuy là bệnh tai mũi họng phổ biến nhưng không điều trị kịp thời viêm VA sẽ dẫn tới những biến chứng khó lường:
- Viêm VA có thể khiến tình trạng các bệnh lý tai mũi họng khác gia tăng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang
- Viêm VA mạn tính có thể lan sâu xuống đường hô hấp gây tình trạng viêm thanh quản, khí quản, viêm phế quản,…
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Nguyên nhân do ảnh hưởng trực tiếp tới hô hấp, giao tiếp và thường gây mệt mỏi cho trẻ.
- Gây nên tình trạng ngủ ngáy, khó ngủ, tật nghiến răng khi ngủ, ngủ không yên giấc, trẻ hay giật mình về đêm,…. khiến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
- Có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ – hội chứng nguy hiểm có thể khiến tình trạng thiếu oxy trong khi ngủ gây ra tử vong âm thầm.
- Rối loạn phát triển cấu trúc xương răng hàm mặt do thói quen nghiến răng, thở miệng, ít sử dụng mũi,…. trẻ bị viêm VA mạn tính không điều trị có xu hướng phát triển khuôn mặt mũi tẹt, trán dô, vẩu răng hàm trên,….
Chuẩn đoán và điều trị bệnh viêm VA ở trẻ em
Chuẩn đoán bệnh
Có thể chẩn đoán trẻ viêm VA qua các triệu chứng như:
- Trẻ hay chảy mũi, ngạt mũi, hay chảy mũi xanh vàng kéo dài, ho vặt, có thể sốt cao trong trường hợp viêm VA cấp, bộ mặt VA.
- Trẻ thường ngủ ngáy, hay bỏ bú, biếng ăn, có những cơn ngừng thở kéo dài.
- Trẻ tư duy chậm chạp, kém phát triển hơn so với trẻ cùng lứa.
- Khám nội soi tai mũi họng bằng ống cứng hoặc ống mềm có thể thấy hình ảnh VA viêm đọng mủ hoặc VA quá phát sùi như quả dâu.
Điều trị bệnh
Có thể áp dụng hai phương pháp điều trị viêm VA cho trẻ là nội khoa và ngoại khoa.
- Điều trị nội khoa: giữ vệ sinh mũi và họng, nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối loãng khi đi ngoài về hoặc sau khi ăn, sau đó kết hợp sử dụng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị ngoại khoa: Nạo VA.

Chăm sóc trẻ bị viêm VA
Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống cho trẻ nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau xanh bổ sung các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm, khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống ôxy hóa, đặc biệt tốt là dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.
- Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.
- Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bé bị viêm VA nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa. Nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh.
- Trẻ bị viêm VA thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, do đó cha mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng.
Ngoài ra, để cải thiện tình trạng sức khỏe cho trẻ, cha mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày cho bé bị viêm VA
- Hạn chế cho trẻ ăn mặn vì sẽ gây nên hiện tượng tích nước, ảnh hưởng xấu tới tình trạng viêm phế quản và gia tăng dịch nhầy.
- Hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn vì sẽ làm trẻ khó. Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu… dễ gây kích thích niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho.
- Tránh các loại hoa quả chua, chát như: Mận, táo chua vì ăn những thực phẩm này sẽ khó làm long đờm.
Sau cùng, cha mẹ nên cho bé thăm khám định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình của bác sĩ từ đó điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, tránh viêm VA tái phát gây nhiều biến chứng không mong muốn.
Cách phòng bệnh viêm V.A ở trẻ em
- Giữ vệ sinh mũi họng cho bé, thường xuyên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé.
- Mùa lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt phải giữ ấm vùng cổ và bàn chân, tuyệt đối không để trẻ đi chân trần.
- Cải thiện môi trường sống cho trẻ bằng cách giữ nhà ở thoáng đãng khô ráo vào mùa hè, kín gió vào mùa đông, không cho trẻ sinh hoạt ở khu vực nhiều khói bụi hoặc có người hút thuốc lá.
- Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm V.A cấp hoặc viêm mũi họng sẽ giúp đẩy lùi bệnh khỏi trẻ. Cần chủ động đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Bệnh viêm V.A ở trẻ tuy không đe doạ tới tính mạng song thường tái phát và gây nhiều biến chứng. Vậy nên, khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi vấn, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Ngoài ra, cần theo sát và thận trong chăm sóc trẻ giúp kiểm soát và ngăn ngừa các tác nhân gây hại sức khỏe trẻ.