Viêm xoang cấp là tình trạng tắc nghẽn trong màng lót mũi và các xoang xung quanh trong thời gian ngắn với các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở… khiến cho người bệnh khó chịu. Bệnh viêm xoang cấp cần được điều trị kịp thời, dứt điểm, tránh tính trạng bệnh trở nên dai dẳng, phát triển thành mãn tính.
Viêm xoang cấp là gì?
Viêm xoang cấp, còn được gọi là viêm mũi xoang cấp tính, là tình trạng viêm trong thời gian ngắn của màng lót mũi và các xoang xung quanh. Điều này cản trở khả năng thoát chất nhầy từ mũi và xoang của người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm xoang cấp
- Nhiễm khuẩn do viêm mũi hay viêm họng cấp tính, hoặc sau các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp, nhiễm khuẩn do răng.
- Các kích thích lý, hoá các hơi khí hoá chất độc, độ ẩm cao cũng là nguyên nhân gây viêm xoang cấp tính.
- Chấn thương do hoả khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang.
- Các yếu tố tại chỗ như: dị hình vách ngăn hay nhét mè che mũi lâu ngày làm ứ tắc dịch tiết trong xoang.
- Các yếu tố toàn thân như suy nhược, đái đường…
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc phải viêm xoang cấp tính đó là:
- Sốt vào mùa hè do dị ứng những tác nhân từ môi trường như phấn hoa.
- Có những bất thường về giải phẫu như lệch vách ngăn mũi, có mấu thịt thừa, khối u bên trong mũi.
- Người bị xơ nang, rối loạn miễn dịch, điển hình là nhiễm virus HIV.

Dấu hiệu và triệu chứng
- Sốt nhẹ, mệt mỏi.
- Đau nhức vùng mặt tương ứng với các vùng xoang như vùng trán, quanh hốc mắt, hố nanh..
- Chảy mũi: lúc đầu dịch nhầy sau đặc dần, màu vàng hoặc xanh.
- Nghẹt mũi: một hoặc cả hai bên.
- Ngửi mùi kém, có thể mất ngửi.
- Ù tai.
- Đặc biệt lưu ý viêm xoang cấp ở trẻ em các triệu chứng không rõ ràng, tiến triển nhanh và nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng biểu hiện ở mắt như: sưng nề mi mắt….
Các biến chứng của bệnh viêm xoang cấp
Viêm xoang cấp có thể gây ra các biến chứng khác nhau. Tiêu biểu là viêm xoang mãn tính, viêm đa xoang, nhiễm trùng tai, viêm màng não, tầm nhìn xuất hiện vấn đề, bị chứng cục máu đông hoặc phình động mạch.
- Viêm xoang mãn tính: Xảy ra khi viêm xoang cấp tính kéo dài trên 8 tuần.
- Nhiễm trùng tai: Biến chứng này khá nguy hiểm, nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thính giác.
- Viêm màng não: Xảy ra khi nhiễm trùng bắt đầu lây lan lên vùng não, dẫn đến những tác động xấu về tinh thần và sức khỏe.
- Tầm nhìn xuất hiện vấn đề: Khi nhiễm trùng lan đến ổ mắt sẽ khiến thị lực suy giảm. Nhiều trường hợp còn có nguy cơ cao bị mù lòa nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
- Chứng cục máu đông hoặc phình động mạch: Nhiễm trùng có thể làm xuất hiện các vấn đề trong những tĩnh mạch quanh xoang và can thiệp đến nguồn cung cấp máu đến não. Dẫn đến chứng cục máu đông hoặc phình động mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Viêm họng mạn tính: Do mủ thường xuyên từ xoang chảy xuống họng sẽ gây ra viêm họng, đau họng, khó nuốt,…
- Viêm phế quản mạn tính: Viêm xoang làm người bệnh bị ho, khạc ra đờm đôi khi có cả máu, sốt nhẹ về chiều, dẫn đến viêm phế quản.
- Biến chứng ở mắt: Viêm dây thần kinh thị giác, áp xe mi mắt, áp xe túi lệ khiến bệnh nhân bị lồi mắt, đau đầu, giảm thị lực, có thể bị mù.
- Biến chứng ở não: Viêm màng não, gây đau đầu, mờ mắt, ù tai… Bệnh có thể tự phát hoặc xảy ra sau điều trị viêm xoang.
- Biến chứng xương: Nguyên nhân do viêm tắc mạch máu ở trán và sọ. Bệnh bắt đầu từ xương trán, lan rộng các xương khác của sọ như thái dương, xương đỉnh…
Cách điều trị viêm xoang cấp
Điều trị nội khoa
Thuốc:
- Kháng sinh.
- Kháng viêm, chống phù nề.
- Giảm đau.
- Thuốc co mạch.
- Nước muối sinh lý xịt mũi.
Phương pháp điều trị viêm xoang cấp tại nhà
Hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp tính nhẹ đều có thể được điều trị tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản sau:
- Sử dụng khăn ẩm, ấm: Giữ khăn ấm trên xoang để giảm bớt các triệu chứng đau nhức do bệnh gây nên.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giúp giữ ẩm cho không khí.
- Sử dụng nước muối xịt mũi: Sử dụng nước muối xịt mũi nhiều lần trong ngày để rửa sạch và thông mũi.
- Uống nhiều nước: Thói quen này giúp làm loãng chất nhầy trong hốc xoang.
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn nhẹ, đủ dinh dưỡng.
- Nâng cao đầu khi ngủ: Có tác dụng làm thoát dịch xoang và khai thông đường thở, giảm tắc nghẽn xoang.

Cách phòng ngừa viêm xoang cấp
Hiện tại vẫn chưa có cách “cắt đứt” hết viêm xoang cấp. Tuy nhiên những cách sau đây có thể làm giảm thiểu đối đa nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là dễ thực hiện tại nhà và tốt cho sức khỏe. Cụ thể:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng có thể làm khởi phát viêm xoang. Trường hợp bắt buộc phải đeo khẩu trang hoặc mang đồ bảo hộ.
- Không hút thuốc lá. Đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích,…. Vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ miễn dịch.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông hoặc có biện pháp cân bằng nhiệt độ cơ thể khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh và ngược lại.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Tốt nhất là đánh răng 2 – 3 lần/ngày. Ngoài ra có thể súc miệng lại bằng nước muối sinh lý để giảm vi khuẩn bên trong cổ họng.
- Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Bên cạnh đó nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là trái cây tươi và rau xanh.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Việc này giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường được sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
- Rửa tay thường xuyên và trước bữa ăn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong thời tiết hanh khô để giúp giữ ẩm cho không khí và xoang.
- Tiêm vaccine cúm hàng năm.
- Điều trị dị ứng mũi kịp thời.
- Thực hiện liệu pháp thông mũi bằng đường uống khi bị nghẹt mũi.
- Tránh stress.
Để ngăn ngừa viêm xoang cấp tính người bệnh cần có lối sống lành mạnh, vệ sinh thân thể và môi trường sống thường xuyên để đề phòng bệnh. Đồng thời, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, không nên chủ quan mà cần đến khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn. Hi vọng sẽ giúp bạn chăm sóc tốt sức khỏe cũng như có hướng chữa trị phù hợp nhất nếu chẳng may mắc bệnh.